Chị Trần Thị Vân không hề chú ý đến bộ quần áo nhăn nhúm mà mình đang mặc,ệnhnhànghèonamsinhlớpbuộcphảibỏhọckhichuẩnbịthitốtnghiệbóng đá quốc tế tỉ mỉ chăm sóc chồng tại Khoa Thần kinh sọ não, Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp. Trên gương mặt chị hằn rõ sự lo âu, kiệt quệ. Chồng chị đã nằm viện điều trị hơn 2 tháng, cứ hễ nặng là phải chuyển sang bệnh viện Chợ Rẫy để mổ, sau đó lại được đưa về đây để theo dõi và điều trị tiếp.
Vì phải nghỉ làm quá nhiều để chăm sóc chồng, chị Vân bị công ty cho thôi việc |
Chị Vân nghẹn ngào: “Trước khi nhập viện vài ngày, anh thường than đau đầu, đi khám ở quê, người ta bảo anh bị rối loạn tiền đình, nhưng uống thuốc một thời gian thấy không khỏi, đành phải đánh liều vào Bệnh viện Chợ Rẫy để khám bệnh. Bác sĩ chẩn đoán anh bị giãn não thất, lập tức yêu cầu nhập viện đợi mổ đặt ống dẫn lưu.
Chúng tôi chẳng có tiền. Sống ở huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, có ít đất rẫy thì trồng cây không lớn nổi. Chồng tôi ở quê làm hồ, còn tôi phải tha hương theo người quen vào Bình Dương làm công nhân, tích cóp lắm cũng chỉ đủ nuôi 2 đứa con ăn học. Thế nhưng “trời kêu ai nấy dạ”, bệnh tật thì biết làm thế nào”.
Không có tiền dự phòng, sau một đêm thức trắng suy nghĩ, chị Vân buộc phải nén xót xa, gọi con trai lớn đang học lớp 12 nghỉ học để vào chăm cha.
“Ngày nhỏ thằng bé bị viêm phổi nặng, không lớn nổi, chỉ cao hơn 1m50, nặng 38kg. Biết rằng bắt con nghỉ học ở thời điểm này là làm khổ con, nhưng nếu tôi nghỉ làm, chẳng có ai lo chi phí điều trị cho chồng tôi, rồi còn tiền sinh hoạt của cả nhà nữa. Tôi cũng hết cách rồi”, người phụ nữ gạt mãi hai hàng nước mắt.
Thương cha bệnh, mẹ khổ cực, con trai lớn của anh chị quyết định bỏ học chăm cha |
Chỉ trong khoảng 2 tháng, chồng chị phải mổ 3 lần, nằm viện liên tục. Con trai chị quá nhỏ bé, chẳng đủ sức khỏe để chăm sóc cha cả ngày đêm, chị Vân nhiều lần xin nghỉ làm, cuối cùng nghỉ hẳn.
Để có tiền điều trị cho anh Hùng, chị phải vay mượn của những người thân quen khoảng 40 triệu đồng. Bởi số nợ ngân hàng trước đó còn chưa trả được, chị tiếp tục vay lãi nóng 50 triệu đồng, mỗi tháng tiền lời là 1,5 triệu đồng. Nhưng rồi số tiền ấy cũng nhanh chóng hết sạch, khiến mẹ con chị sống trong những ngày thấp thỏm.
Con trai lớn của chị quyết định xin việc làm, mong phụ thêm cho mẹ. Vì sức khỏe yếu, dù nhận được việc nhưng đồng lương quá ít ỏi, chẳng lo nổi tiền viện phí cho cha.
Những ngày ở bệnh viện, vợ chồng chị Vân sống nhờ vào những hộp cơm từ thiện, miếng nào ngon chị đều dành cho chồng. Hình ảnh người vợ tảo tần đã khiến các y, bác sĩ và thân nhân bệnh nhân khác cảm động. Họ cũng ra sức kêu gọi giúp đỡ cho anh Hùng có điều kiện chữa bệnh, thế nhưng trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, sự giúp đỡ chị nhận được chẳng thấm vào đâu.
Mới vừa rồi, chị Vân báo cho chúng tôi, sức khỏe của anh Hùng đã tạm ổn, được bác sĩ cho xuất viện, đồng thời tìm cách hỗ trợ cho gia đình một chuyến xe 0 đồng về đến tận nhà.
“Bác sĩ nói đợt này có thể điều trị hết bệnh cho chồng tôi, nhưng ống dẫn lưu có thể bị tắc bất cứ lúc nào, thêm nữa, họ nghi chồng tôi bị khối u tuyến tùng, hẹn 1 tháng sau vào thăm khám lại. Chúng tôi từ thành phố về, phải ở nhà cách ly 21 ngày, muốn tranh thủ đi làm kiếm tiền nhưng không được”.
Căn nhà nhỏ lạnh lẽo của họ chẳng có đồ đạc gì đáng giá, cỏ dại mọc um tùm. |
Chị ngập ngừng rồi cho biết thêm, suốt thời gian qua, cô giáo của con thường xuyên gọi điện khuyên con về ôn thi tốt nghiệp, bởi sức con yếu quá, làm mướn sợ không chịu nổi. Nhưng thằng bé thấy cha bệnh, nhà nghèo nên dự tính nghỉ học, nhường cho em trai chuẩn bị lên lớp 10 được học tiếp.
"Tôi không biết phải làm sao, vì giờ đến cả tiền chữa bệnh cho chồng tôi còn không lo nổi. Khổ sở quá cô ạ", người mẹ nghèo bật khóc. Gia đình chị không biết khi nào mới thoát được số phận bi đát này. Nếu không đi học, con trai chị rồi cũng có tương lai mịt mù như chính cha mẹ chúng, nhưng đi học thì tiền đâu ra khi chồng chị cũng đang bệnh tật, rất cần chữa trị?
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: