Kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2020 cho thấy,ỳvọngcảithiệntầmvóccủatrẻemViệttừbữaănhọcđườbang sep hang tbn có tới 38% trẻ em miền núi còn suy dinh dưỡng thấp còi; thậm chí có những vùng, con số này lên tới 44%. Như vậy, cứ 2 - 3 trẻ ở những khu vực này lại có 1 trẻ suy dinh dưỡng. Nhưng ngược lại, ở những thành phố, cứ 2 - 3 trẻ lại có 1 trẻ thừa cần béo phì.
Đây là những con số được PGS.TS Trương Tuyết Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa ra tại “Hội nghị tổng kết triển khai mô hình bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên Việt Nam”do Bộ GD-ĐT tổ chức.
Trước những con số này, bà Mai cho rằng, Việt Nam đang phải đối mặt với một “gánh nặng kép”, vừa phòng ngừa suy dinh dưỡng, vừa phòng béo phì ở trẻ. Chìa khóa quan trọng để cải thiện dinh dưỡng và tầm vóc của trẻ em Việt, theo bà Mai, chính là những bữa ăn học đường đủ chất, sạch và ngon.
“Trên thế giới, các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Anh,… đều có chương trình bữa ăn học đường với những quy định rất cụ thể, nghiêm ngặt. Đặc biệt là Nhật Bản, bữa ăn học đường đã được coi là một giải pháp đột phá mang lại hiệu quả, giúp cải thiện đáng kể chiều cao của người Nhật”, bà Mai nói.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh, Trưởng ban chỉ đạo Đề án 41
Tại Việt Nam, trong năm học 2020 – 2021, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo triển khai mô hình thí điểm bữa ăn học đường cho cấp mầm non và tiểu học ở 20 trường thuộc 10 tỉnh, thành, gồm: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Sơn La, Thái Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng và An Giang. Mô hình này là sự kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực nhằm giải quyết bài toán “gánh nặng kép” hiện nay.
Ông TS. Đàm Quốc Chính, Giám đốc Văn phòng Ban Ðiều phối Ðề án 641, Tổng Cục Thể dục Thể thao gọi đây là “một cuộc cách mạng về dinh dưỡng học đường”. Theo ông Chính, từ năm 1975 đến nay, Việt Nam đã đưa ra nhiều chiến lược liên quan đến hoạt động cải thiện dinh dưỡng cho người Việt, nhưng đa phần chỉ lưu ý vào tháp dinh dưỡng chứ chưa gắn kết dinh dưỡng với hoạt động thể chất.
Trong khi đó, dinh dưỡng hợp lý và vận động tích cực mới chính là điều kiện cần thiết cho sự phát triển trí lực ở trẻ. Vì thế, khi mô hình này được đưa ra, rất nhiều địa phương đã hưởng ứng.
Là 1 trong 10 địa phương tham gia thí điểm, ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam cho biết, bước đầu của mô hình này đã cho thấy một số thành công. Về mặt dinh dưỡng, các cán bộ bán trú đã được chuyên gia giúp đỡ để đưa ra 40 thực đơn bữa ăn, vừa phù hợp với mức thu của phụ huynh học sinh, đồng thời phù hợp với khẩu vị, đảm bảo đúng tỉ lệ vi chất và năng lượng cho trẻ.
Sau 1 năm thực hiện, đến nay, cân nặng trung bình của học sinh ở các trường thí điểm cũng đều cải thiện đáng kể. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi giảm từ 3,5% xuống còn 2,49%; tỷ lệ thừa cân, béo phì từ 18,55% giảm còn 15,87%. Ngoài ra, các hoạt động thể lực cũng được tăng cường với giáo án được biên soạn chi tiết cho từng lứa tuổi.
Tuy nhiên, một số địa phương cho biết, việc tổ chức bữa ăn học đường trong các nhà trường nếu muốn nhân rộng vẫn còn nhiều vướng mắc như khó khăn về cơ sở vật chất và nhân lực; nhiều trường vẫn còn sử dụng suất ăn của các công ty dịch vụ. Việc xây dựng thực đơn đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, khoa học vẫn là bài toán khó chưa có lời giải triệt để,…
Lắng nghe ý kiến từ các địa phương, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh cho biết, chương trình dinh dưỡng kết hợp với tăng cường hoạt động thể lực là một giải pháp chiến lược mang tính chất liên ngành.
Để có thể triển khai nhân rộng mô hình này, cần phải có sự tham gia của nhiều bên, trong đó có phụ huynh, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp. Chính quyền các cấp cũng cần có kế hoạch hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các trường huy động các nguồn lực xã hội hóa tham gia chương trình. Có như vậy mới có thể tạo ra một sự thay đổi toàn diện; mọi trẻ em đều được thụ hưởng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, toàn diện hơn.
Mô hình điểm về bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng kết hợp với tăng cường hoạt động thể lực là cách làm sáng tạo thực hiện Đề án "Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khoẻ, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025" được Thủ tướng phê duyệt ngày 8/1/2019. |
Thúy Nga
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký ban hành Quyết định số 1660/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 – 2025.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
Ca sĩ Justin Bieber ra phố với chiếc Rolls
Tính năng ‘hot’ của iPhone 14 sắp có mặt trên Android
Kiểm tra kê khai tài sản cán bộ diện Bộ Chính trị quản lý tại 3 tỉnh, thành
Vị phó giám đốc từ chối cho con đi du học
Quyền Linh: Tôi đủ sức đi xe hơi tốt, có bảo vệ, trợ lý nhưng không làm điều đó
Những đề thi 'giết chết' lò luyện
Dịch vụ 'chuyển phát' trẻ em về quê ăn Tết
Lý Á Bằng lấy hoa hậu kém 19 tuổi, gọi bố vợ là 'chú'
Nhất Linh, 'văn nhân trong văn nhân'
5 điều Apple cần làm nếu không muốn iPhone 15 'ế' hàng
Viếng mộ bác sĩ Alexandre Yersin, người Pháp 50 năm nặng tình với đất Việt
Dự kiến điểm trúng tuyển vào ĐH Thăng Long