- Từ thực tiễn chuyện học của con mình và bè bạn,ạyvăntrongnhàtrườngBacâuchuyệndởmếudởcườdự đoán cúp c2 nhà văn Nguyễn Xuân Hưng đã kể lại ba câu chuyện về cảm thụ văn học vừa dí dỏm và không kém phần sâu sắc. Dưới đây là góc nhìn của nhà văn.
Bài văn tả lợn của con gái học lớp 4
Cách đây 15 năm, con gái tôi học lớp 4, có bài tả con lợn. Con gái rất tự hào bố là nhà văn, nên hỏi bố. Tôi hướng dẫn cho con tả con lợn, nói rằng, có thể có nhiều người trông thấy con lợn, nhưng con phải tả con lợn theo con mắt của con.
Hồi đó, khu vực công viên Cầu Giấy bây giờ còn ruộng bát ngát, làng còn làm cốm lác đác, nhà có chuồng trâu chuồng lợn không hiếm. Con gái nhỏ của tôi quan sát con lợn nhà hàng xóm, rồi viết thành bài văn ngộ nghĩnh, tả một con lợn thật sự rất có... cá tính.
Lợn độc. Tranh dân gian Kim Hoàng.Trên nền đỏ của giấy điều là con lợn được in bằng mảng đen với các nét vẽ thêm vào bằng màu trắng, cái đẹp của sự tương phản giữa đỏ - đen – trắng làm cho tranh có vẻ khúc chiết, cô đọng, mang tính tượng trưng. |
Mấy hôm sau, con gái tiu nghỉu thông báo, bài văn của con tôi gần đội sổ trong lớp, được 6 điểm. Nó là đứa học hành chả mấy khi bị điểm 8, cho nên cái điểm 6 ấy khiến nó... choáng. Tôi đành an ủi con bằng cách kể chuyện con nhà văn Nguyễn Khải làm văn về tác phẩm của bố, vẫn được 2 điểm như thường.
Tôi mới tìm xem lý do của cô giáo là gì. Thì ra, cô giáo đã cho dàn bài sẵn rồi. Mở bài phải đủ những câu chữ như vậy, thân bài phải như vậy, vân vân...
Mấy hôm sau, tôi nói chuyện với Tiến sĩ Văn học ở trường đại học sư phạm. Anh cười rồi nói, nếu là bài tả con lợn thì phải mở bài:"Éc éc, ủn ỉn, nhà em có nuôi một con lợn. Sau đó phải nói cái đầu to bằng gì, cái thân bằng gì, cái đuôi nhất định phải ve vẩy,... , rồi kết luận phải là:"Con lợn làm bạn của nhà em. Nếu con ông tả con lợn hàng xóm, lập tức mở bài đã hỏng rồi..." Nghĩa là, chệch khỏi cái dàn bài của cô giáo, thì con lợn của ai đi nữa vẫn không phải con lợn.
Tôi giật mình, về nhà xem lại các bài văn khác. Té ra nếu tả con gà thì bắt đầu:Cúc cù cu... nhà em có nuôi một con gà. Tả con mèo thì: Meo meo meo, con mèo nhà em bằng cái chày giã cua... Thảo nào, có đứa học trò tả ông nội, mở bài: Khừ khừ... Nhà em có nuôi một ông nội.
Bài văn cảm thụ về mùa thu
Hôm vừa rồi, có việc đến nhà một đối tác, gặp đúng lúc đứa bé học lớp 5 đang hỏi bài "cảm thụ văn học". A, may quá có nhà văn đây rồi. Tôi có kinh nghiệm dạy con gái học văn cách đây 15 năm, đã rất cảnh giác, nhưng được yêu cầu nhiệt tình quá, cũng đành nói mấy ý. Mặc dù đã bảo, đây chỉ là gợi ý thôi, muốn điểm cao phải xem cô giáo dạy thế nào.
Trong sự nghiệp sáng tác tranh phong cảnh, bức tranh Mùa thu vàng là biểu tượng, danh tiếng và đỉnh cao nghệ thuật tạo hình của họa sĩ Levitan (Nga) |
Đề bài:Hãy nêu cảm nghĩ của em về 4 câu thơ: "Và se sẽ bước nhỏ/ Mùa thu đến nhà em/Nắng mắc võng qua thềm/ Bưởi đu đưa đầu ngõ".
Có 4 câu thơ 5 chữ, tổng cộng 20 chữ, thì cũng không có gì nhiều để nói. Tôi bảo nó, tác giả đã có biện pháp nhân hóa, coi mùa thu như một con người có hành động, qua đó có tâm hồn. Đó là một con người dịu dàng, nhẹ nhàng. Mùa thu là mùa nắng cũng nhẹ, nắng và gió làm thành một bức tranh êm đềm, "mắc võng" và "Đu đưa".
Tôi nhấn mạnh điều này, dưới ngòi bút tác giả, đây là một bức tranh quê hiền hòa, một cuộc sống êm đềm hạnh phúc ở nông thôn và qua đó em thêm yêu cuộc sống.
Và, con bé lớp 5 đã viết đúng như vậy. Kết quả mấy ngày sau, nó được 6 điểm rưỡi, trong khi 2/3 lớp được 8 và 9 điểm. Cho đến nay, tôi cũng không biết cô giáo đã chữa gì vào bài, chỉ biết cô giáo nhận xét con bé viết ngắn quá, không văn vẻ. Sau đó cô giáo cho học sinh cả lớp chép một bài mẫu, coi như bài chữa của cô giáo.
Tôi đã đi tìm nguyên nhân và lý lẽ của cô giáo. Tra trên mạng, có thể tìm thấy "giáo án", đáp án của bài cảm thụ văn học này. Và, bài mẫu của cô giáo cũng triển khai đúng như "đáp án". Nghĩa là thêm những đưa đẩy du dương, những câu giao đãi hoàn toàn không có nội dung, kiểu như "đọc hai câu thơ trên chúng ta thấy trước mắt hiện ra..." khiến cho bài cảm thụ kín một trang giấy.
Đầu tiên dẫn ra 2 câu thơ đầu, rồi nhất định (như đáp án) cũng phải là mùa thu "như một nàng thiếu nữ nhẹ nhàng, ngập ngừng bước đi", câu thơ "gợi nên không khí dịu dàng sâu lắng xâm chiếm con người". Còn khi dẫn ra 2 câu thơ sau, thì "hình dung ra hình ảnh tiêu biểu của mùa thu". Nếu em nào viết đúng 3 ý đó, ắt là được 9 điểm. Chệch ra, không nói là "thiếu nữ dịu dàng, ngập ngừng" thì không ổn. Chỉ là một người (không phải thiếu nữ) thì cũng không được.
Chúng ta có thể không trách được chuyên gia viết đáp án. Vì đó là những ý chính gợi ý. Nhưng đó chỉ là những chữ chết cứng. Khi cô giáo triển khai thành bài mẫu, chỉ thêm vào những câu, những từ cho trơn tru, bay bổng chứ không có hơn mấy ý gợi ý của đáp án. Điều mà môn học cảm thụ hướng tới, đó là mục đich của văn chương, là vẻ đẹp cuộc sống thì không dạy học trò.
Cảm thụ văn chương để làm gì? thấy mùa thu đẹp để làm gì? Không cần biết. Hóa ra cảm thụ văn học là để có điểm cao, để "cảm thụ" theo cô giáo và cô giáo thì cũng là một cái máy dạy học. Kết luận "hình dung ra hình ảnh tiêu biểu của mùa thu" rồi chấm hết, coi như "cảm thụ" xong. Còn em bé đã đọc thơ thấy yêu cuộc sống êm đềm hạnh phúc của mùa thu nông thôn" thì không được, vì đó là sai với đáp án của cô.
Tôi tin rằng đại đa số cô giáo lớp 5 khi dạy học, đều bám theo đáp án, và em nào đúng đáp án thì điểm rất cao. Bây giờ, lớp 5 có thể tìm trên mạng những đáp án khô cứng như thế để chiều lòng cô giáo. Kết quả là thao tác dạy học vô cảm và gian dối cứ lặp đi lặp lại, cho ra lò những lớp học sinh mà tâm hồn bị mài mòn đi, vô cảm, gian dối cũng như hành động của thày cô giáo nó.
Từ khi con tôi học lớp 4, cho đến nay nó đã lấy chồng, có con, hơn 15 năm trôi qua, các thế hệ con em chúng ta vẫn liên tục được nhào nặn tâm hồn như vậy.
Chúng tiếp xúc với cái giả dối ngay ở môn học gọi là văn chương. Chúng rồi cũng thành người lớn, có nhiều đứa trong số đó thành lãnh đạo các ngành, lãnh đạo ngành giáo dục, có đứa lãnh đạo quốc gia... Cho nên, sau đây tôi sẽ dẫn ra một câu chuyện của người lớn, thật ra có căn nguyên từ chính nền giáo dục của chúng ta...
Nạn nhân của giáo dục mà chính mình không biết
Đây có thể là một câu chuyện tưởng như không liên quan đến dạy học ở trường, không liên quan đến trẻ em, mà là chuyện của người lớn. Thú thật, cảm hứng để tôi kể lại những chuyện cũ, bắt nguồn từ chuyện mạng xã hội bàn tán râm ran về tích chuyện Thánh Gióng. Thoạt nghe, tưởng rằng đây là câu chuyện nghiêm túc, ví như tranh luận về Tấm Cám.
Song, khi tìm hiểu cặn kẽ, hình như hầu hết đang trở thành nạn nhân của nền giáo dục mà chính các bạn không hề biết.
Lập luận của phần lớn người kêu ca về đoạn trích mô tả Thánh Gióng tắm hồ Tây, tựu trung lại là đã khiến cho con em ta hiểu sai về hình ảnh ông Gióng bay về trời, gán ghép vô lý, tùy tiện. Nhiều người còn hùng hồn cho rằng đã xúc phạm hình ảnh thần linh, một hình ảnh cao đẹp trong tứ thành bất tử của người Việt... Ở một mức độ dung hòa, một số người cho rằng, dẫn tích dị bản khiến học sinh hiểu lầm, hoặc đoạn trích là không phù hợp với học sinh lớp 5.
Chúng ta hãy đọc lại toàn bộ đoạn văn trích: "Nghe chuyện Thánh Gióng, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn giản dị thô sơ như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe để đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế, người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo), rồi nhảy xuống hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa, đi tìm một rừng cây âm u nào đó, giấu kín nỗi đau của mình mà chết..."
Toàn bộ đoạn trích dẫn này tồn tại từ năm 1944, lúc đó nhà văn Nguyễn Đình Thi mới ngoài 22 tuổi. Cái mấu chốt của vấn đề, nằm ở ngay câu đầu, "nghe chuyện Thánh Gióng, tôi thường tưởng tượng đến...". Đây có thể là một bài làm của học sinh lớp 5 đối với đề bài văn: "Đọc truyện Thánh Gióng, em hãy tưởng tượng ra nhân vật chàng dũng sĩ Gióng...". Hoặc tương tự như thế, là một đề bài cảm thụ văn học khi học văn học dân gian về Thánh Gióng.
Trong tưởng tượng, yếu tố hư cấu giữ vai trò rất quan trọng. Không có hư cấu, không thể nói "tưởng tượng". Và đây là chỗ phá vỡ mọi mẫu mực. Vấn đề của người làm văn là để cho tưởng tượng phục vụ mục tiêu gì?
Đọc 4 câu thơ tả mùa thu: "Và se sẽ dịu dàng, mùa thu đến nhà em", không ai cấm sự tưởng tượng đến một tên trộm. Nhưng đó không phải mục tiêu của môn văn cũng như của nhà văn. Vậy thì sự tưởng tượng phải phục vụ mục đích nhân văn, hướng thiện. Toàn bộ bài viết tưởng tượng về chàng Gióng của Nguyễn Đình Thi đã dựng lại chân dung một con người, một tráng sĩ trong đời sống thực, có tâm hồn, có chiến công dẹp giặc ngoại xâm và có nỗi đau thầm kín như mọi con người khác. Tưởng tượng như thế đầy tính thiện và nhân văn. Nó có ảnh hưởng gì đến hình ảnh Thánh Gióng đã bay về trời?
Khi xây dựng truyền thuyết về Thánh Gióng, nhân dân cũng gửi vào sự kiện "lõi" là có cuộc chống giặc ngoại xâm giữ nước, nhiều người trẻ tuổi hy sinh, gửi vào đó sự tưởng tượng của mình, có thể tạm coi đó là một sự "tưởng tượng mẫu" có mầu sắc thần bí, nhưng không ai cấm người khác tưởng tượng, hư cấu một hình ảnh khác, hơn nữa, đó lại là tác phẩm văn học, cố gắng xây dựng hình ảnh một nhân vật tráng sĩ Gióng.
Tất cả những người công kích bài văn trong sách giáo khoa, (dùng để nhận diện từ ngữ), đều phạm một sai lầm vô thức là đang thực hành thao tác làm bài mẫu, bị quan niệm dạy văn ở trường phổ thông lôi cuốn tư duy của mình rồi. Tôi xem xét kỹ, thì ra bài luyện từ này nằm trong hệ thống sách giáo khoa thử nghiệm cho một chương trình giáo dục mới. Như vậy, có quyền hy vọng về một phương pháp dạy văn khác hẳn với truyền thống cứng nhắc xưa nay.
Xin nói thêm, thao tác dạy văn học văn, cũng như giáo dục phổ phông xưa nay đã tiêu diệt mọi sự sáng tạo, làm mất cá tính sáng tạo của học sinh. Đó là thói quen của một xã hội thời chiến đã lây lan sang cả thời bình. Hãy thử nghĩ xem, nhà trường sau năm 1975 có chút gì cố gắng thoát ra khỏi nếp sống trại lính không? Răm rắp làm theo thầy, làm theo bài mẫu, học thêm dạy thêm. Tìm kiếm lý do thật sự ở bất cứ hành động sư phạm nào, cũng thấp thoáng sự giả dối.
***Kết quả của tư duy "làm theo mẫu" còn có vô vàn hậu quả khác. Người đọc văn là bạn đọc không hiểu không sao, nhà phê bình đôi khi cũng chỉ muốn tiếp nhận tác phẩm truyền thống, nhà khoa học thì bất lực, nhìn những sáng tạo của người khác là điên rồ, nhà quản lý văn nghệ thì chăm chăm tìm ra sự thù địch trong các tác phẩm đi chệch khỏi dòng chính thống. Tất cả là bắt nguồn từ sai lầm của một triết lý giáo dục. Giáo dục không vì nhân văn, không vì nhân bản mà vì một cái gì khác...
Nhà trường văn mẫu, học tập và làm theo thầy. Xã hội cũng sôi lên học tập và làm theo một hình mẫu rất cao đẹp, nhưng kết quả thì ai cũng thấy mức độ tốt hay tệ như thế nào?
(责任编辑:Thể thao)