当前位置:首页 > Cúp C2

Việt Nam được tín nhiệm giữ vị trí quan trọng trong cơ quan then chốt của UNESCO_tin bong da moi nhat hom nay

Ngày 25/1,ệtNamđượctínnhiệmgiữvịtríquantrọngtrongcơquanthenchốtcủtin bong da moi nhat hom nay tại Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long-Hà Nội, Ủy ban quốc gia (UBQG) UNESCO Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng năm 2024. Chủ tịch UBQG UNESCO Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc chủ trì hội nghị. 

dsc0850120240125135056.jpg
Chủ tịch UBQG UNESCO Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc (Ảnh: Tuấn Việt).

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBQG UNESCO Việt Nam đánh giá những thành tích đạt được trong năm 2023 của Ủy ban trên tất cả các lĩnh vực hợp tác với UNESCO như: giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn hóa, thông tin truyền thông từ đó củng cố và đưa quan hệ Việt Nam với UNESCO trở thành hình mẫu về hợp tác chiều sâu, thực chất và hiệu quả, tranh thủ tri thức, nguồn lực của UNESCO cho phát triển bền vững đất nước. 

Thứ trưởng nhấn mạnh trong năm qua Việt Nam được tín nhiệm giữ các vị trí quan trọng, thậm chí vai trò lãnh đạo trong các cơ quan then chốt của UNESCO, tiêu biểu như vai trò Phó Chủ tịch Đại hội đồng Kỳ họp lần thứ 42, Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 và Công ước 2005, đặc biệt Việt Nam được tín nhiệm bầu vào Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023-2027 với số phiếu rất cao dù phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh, tạo thành “hiện tượng Việt Nam tại UNESCO”.

Đây chính là minh chứng rõ nhất về sự ghi nhận, ủng hộ, tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp và năng lực điều hành của Việt Nam tại tổ chức UNESCO, đồng thời là cơ hội để thể hiện vai trò, chia sẻ trách nhiệm của đất nước với các công việc chung.

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc nhận xét thông qua việc hợp tác với UNESCO đã góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, nâng tầm giá trị văn hóa và lan tỏa trí tuệ, phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Năm 2023, Việt Nam vui mừng khi Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được công nhận di sản thiên nhiên thế giới, hai thành phố Đà Lạt, Hội An tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo, UNESCO ra Nghị quyết vinh danh cùng kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác…

Ghi nhận này không chỉ thể hiện sự coi trọng, đánh giá cao của quốc tế đối với giá trị di sản, văn hóa dân tộc, tư tưởng, nhân sinh quan của người Việt Nam, đóng góp vào nỗ lực thực hiện sứ mệnh chung của UNESCO, mà còn tạo thêm nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội bền vững của địa phương và đất nước.

dsc0853720240125135059.jpg
Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam Jonathan Wallace Baker (Ảnh: Tuấn Việt).

Tại hội nghị, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam Jonathan Wallace Baker chúc mừng những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được và nhấn mạnh mô hình hợp tác hiệu quả giữa văn phòng đại diện của UNESCO tại Việt Nam với UBQG UNESCO Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai các hoạt động chuyên môn của UNESCO tại Việt Nam.

Ông cũng nhấn mạnh sự hợp tác và vai trò của Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc xây dựng và tích cực triển khai thực hiện tất cả 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và tham gia tích cực vào các sáng kiến toàn cầu, đưa ra nhiều sáng kiến và có nhiều đóng góp quan trọng vào các nỗ lực quốc tế nhằm gìn giữ hòa bình, an ninh quốc tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quyền con người…

Ông vui mừng khi sang nhận nhiệm vụ tại Việt Nam và cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với UBQG UNESCO Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương trong các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản phục vụ mục tiêu phát triển bền vững trong thời gian tới.

Tại hội nghị, các đại biểu đều nhất trí với những đánh giá về hoạt động Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam. Điểm nổi bật là trong năm 2023 các tiểu ban, tiểu ban chuyên môn, địa phương đã phát huy tinh thần chủ động, tích cực, có nhiều sáng kiến và tổ chức thành công các hoạt động có ý nghĩa, tiêu biểu là sáng kiến tổ chức Hội nghị quốc tế về phát huy danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam tại Ninh Bình tháng 7/2023.

Hội nghị được UNESCO bảo trợ, các nước thành viên quan tâm và ghi nhận là sáng kiến đầu tiên của Việt Nam về việc kết nối các danh hiệu UNESCO tạo sức mạnh tổng hợp phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

Hội nghị cũng thống nhất cao về đề xuất phương hướng hoạt động của UBQG năm 2024 với nhiều nhiệm vụ cụ thể cho từng lĩnh vực do các tiểu ban, tiểu ban chuyên môn phụ trách; phát huy hơn nữa công tác phối hợp giữa Ủy ban Quốc gia và các địa phương, giữa các tiểu ban, các bộ, ngành nhằm huy động sức mạnh tổng hợp đóng góp cho thành công chung trong cơ chế hợp tác với UNESCO; nghiên cứu đẩy mạnh hợp tác công tư nhằm phát huy tối đa nguồn lực xã hội đóng góp triển khai các chương trình hợp tác với UNESCO.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đề nghị UBQG tiếp tục tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Ban Thư ký UNESCO, Văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam và khu vực và các cơ quan chuyên môn của UNESCO, tiếp tục chủ động phát huy vai trò thành viên tích cực tại tất cả 5 cơ chế mà Việt Nam đang là thành viên để nắm bắt kịp thời các chương trình, hành động của UNESCO nhằm kết hợp và phục vụ các hoạt động phát triển của đất nước như các vấn đề biến đổi xã hội, trí tuệ nhân tạo, đạo đức trí tuệ nhân tạo, nghiên cứu khoa học biển, phát triển bền vững để tham mưu cho các chính sách của đất nước.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, UBQG cần phát huy tốt vai trò điều phối, tư vấn, hộ trợ trong các hoạt động của các tiểu ban, tiểu ban chuyên môn và các địa phương trong khuôn khổ hợp tác với UNESCO để triển khai tốt Bản Hợp tác ghi nhớ giữa Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2021-2025 và chuẩn bị cho việc tiếp tục ký kết hợp tác cho giai đoạn tiếp theo 2026-2030.

20 năm nhìn lại việc thực hiện công ước bảo vệ di sản phi vật thể của UNESCOTừ năm 2005, khi bắt đầu tham gia Công ước 2003, Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong việc thực hiện và thúc đẩy sự phát triển của Công ước tại Việt Nam.

分享到: