Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị quyết số 164/NQ-CP về việc tháo gỡ một số vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị theo quy định tại Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
Theínhphủgỡnútthắtchocácdựánxâydựngkhuđôthịkèo ngoại hạng anho Quyết nghị, trong thời gian qua, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu đô thị đang gặp khó khăn, vướng mắc về trình tự, thủ tục đầu tư của dự án giữa Luật Đầu tư năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị; đồng thời do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thị trường xây dựng trầm lắng.
Nghị quyết 164 xử lý vướng mắc trong thực tiễn giải quyết về mặt quy trình thủ tục với nhiều dự án đầu tư xây dựng khu đô thị |
Do đó, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì đầu tư kinh doanh và góp phần ổn định thị trường trong thời gian sớm nhất và theo nguyên tắc áp dụng pháp luật tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Chính phủ quyết nghị việc áp dụng thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị kể từ ngày 1/7/2015 (khi Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực) cho đến ngày Luật Đầu tư sửa đổi năm 2020 có hiệu lực.
Cụ thể, đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014, thì các dự án này không phải thực hiện thủ tục chấp thuận đầu tư theo quy định của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP.
Đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014 đồng thời được cấp có thẩm quyền chấp thuận đầu tư theo quy định của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP, thì phải thực hiện theo quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014 và quyết định chấp thuận đầu tư của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP.
Các dự án chưa hoặc đang thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014, chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014 thì thực hiện việc quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014 và không phải thực hiện thủ tục chấp thuận đầu tư theo quy định của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP.
Trên cơ sở đó UBND cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu có liên quan và đảm bảo việc kết nối đồng bộ của các dự án trong mỗi khu vực đô thị.
Đánh giá về Nghị quyết này ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, Nghị quyết sẽ xử lý sự thiếu đồng bộ giữa Luật Nhà ở, Luật Quy hoạch đô thị ở đây ghi trong Nghị quyết là Nghị định 11 năm 2013 và Luật Đầu tư 2014.
“Chính phủ ra Nghị quyết để đồng bộ hoá 3 luật này trong công tác thực thi pháp luật. Đây là xử lý vướng mắc trong thực tiễn, giải quyết về mặt quy trình thủ tục trong các cơ quan nhà nước và cho các chủ đầu tư. Theo Nghị quyết thì sẽ xử lý công việc từ nay đến ngày 32/12/2020. Sang năm 2021, Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực sẽ áp dụng theo Luật Đầu tư mới” – ông Châu nói.
Theo phản ánh của doanh nghiệp, trước khi có Nghị quyết 164, để tiến hành thủ tục đầu tư trong lĩnh vực xây dựng đô thị, các doanh nghiệp sẽ buộc phải tuân thủ cả hai loại thủ tục: một là thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và hai là thủ tục chấp thuận đầu tư theo Nghị định số 11. Nhưng với Nghị quyết 164 chỉ cần làm một trong hai, giảm được một bước thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Với Nghị quyết 164 không chỉ giúp cắt giảm một khối lượng lớn thủ tục hành chính không cần thiết cho chủ đầu tư mà còn tạo ra sự ổn định tâm lý cho thị trường cho đến ngày Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực.
Kiến nghị sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung các nghị định thi hành Luật Đất đai
Mới đây, HoREA vừa gửi văn bản đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành khẩn trương có ý kiến để Chính phủ xem xét thông qua và sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung các nghị định thi hành Luật Đất đai.
Theo HoREA, nếu nghị định này được ban hành sớm, đồng bộ với việc triển khai thực hiện Luật Đầu tư 2020, Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020 (các luật này có hiệu lực từ 1-1-2021) sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc, ách tắc về thủ tục đầu tư xây dựng của hàng trăm dự án nhà ở. HoREA cũng cho biết, dự thảo nghị định lần này nếu được áp dụng sẽ mang lại nhiều chính sách tích cực.
Trong đó, có cơ chế xử lý đối với các thửa đất do Nhà nước quản lý nằm xen kẽ trong các dự án đầu tư, dự án nhà ở. Cụ thể, thửa đất do Nhà nước quản lý đủ điều kiện hình thành dự án độc lập thì thực hiện đấu giá đất; các thửa đất do Nhà nước quản lý không đủ điều kiện hình thành dự án độc lập thì giao cho nhà đầu tư và nhà đầu tư nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước theo phương thức xác định “giá đất cụ thể”, tháo gỡ được điểm nghẽn để tái khởi động trở lại hàng trăm dự án nhà ở bị “đắp chiếu” trong 5 năm qua.
Ngoài ra, dự thảo nghị định có cơ chế cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở và các dự án kinh doanh bất động sản không phải là dự án phát triển nhà ở.
Đồng thời giải quyết được vướng mắc hiện nay về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) cho các công trình xây dựng bán, chuyển nhượng cho nhà đầu tư thứ cấp, như căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, nhà phố du lịch (gọi chung là căn hộ condotel), căn hộ văn phòng (officetel), căn hộ thương mại (shophouse), căn hộ dịch vụ (serviced apartment) thuộc các dự án kinh doanh bất động sản không phải là dự án nhà ở…
Thuận Phong
Hà Nội xem xét, xử lý cán bộ liên quan vi phạm xây dựng, đất đai
UBND TP Hà Nội giao UBND 7 quận, huyện xử lý dứt điểm các vi phạm trật tự xây dựng, đất đai; xem xét, xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức có liên quan.