您现在的位置是:La liga >>正文

Bình Thuận sắp triển khai dự án điện gió ngoài khơi hơn 10 tỷ USD_trận đấu serie a

La liga66519人已围观

简介Sáng 3/12, trong chương trình làm việc tại UAE, Thủ tướng đã tiếp ông Robert Helms, Thành viên Hội đ ...

Sáng 3/12,ìnhThuậnsắptriểnkhaidựánđiệngióngoàikhơihơntỷtrận đấu serie a trong chương trình làm việc tại UAE, Thủ tướng đã tiếp ông Robert Helms, Thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners - CIP (Đan Mạch) và ông Ian Hatton, Chủ tịch Tập đoàn Enterprize Energy (Anh). 

Hiện thực hóa chủ trương phát triển điện tái tạo

Ông Robert Helms cho biết, CIP là tập đoàn năng lượng xanh lớn nhất thế giới, đã có một hợp đồng khoảng 200 triệu USD và đang dự kiến ký thêm hợp đồng 350 triệu USD tại Việt Nam.

Đặc biệt, CIP đang phối hợp để nghiên cứu phát triển các dự án điện gió ngoài khơi La Gàn 3,5 GW tại tỉnh Bình Thuận với tổng vốn đầu tư dự kiến 10,5 tỷ USD. 

Hiện các thủ tục đang được hoàn tất để sẵn sàng triển khai, giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và hoàn thành dự án trước năm 2030.

tapdoan dien 1.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Robert Helms, Thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn CIP.

Theo ông Ian Hatton, Chủ tịch Tập đoàn Enterprize Energy – EE (tập đoàn đa ngành của Anh), tập đoàn này hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên biển và phát triển năng lượng như: Dầu khí, điện gió ngoài khơi, điện gió trên bờ và nhiệt điện.

Tại Việt Nam, EE đã hợp tác với Societe Generale (Pháp), Vestas (Đan Mạch), ODE (Anh) để phát triển Tổ hợp Thăng Long Wind tại tỉnh Bình Thuận. 

Dự án gồm 2 cấu phần là Thăng Long Wind (TLW) để kết nối lưới điện quốc gia, công suất 3.400 MW, tổng mức đầu tư 11,9 tỷ USD và Thăng Long Wind 2 (TLW 2) để sản xuất, xuất khẩu năng lượng hydrogen từ điện phân nước với tổng công suất 2.000 MW, tổng mức đầu tư 5 tỷ USD.

Ông Ian Hatton cho hay, tập đoàn sẵn sàng đưa vào khai thác thương mại cho dự án Thăng Long Win và Thăng Long Win2 vào năm 2029. Đây sẽ là trọng tâm hoạt động của tập đoàn và sẽ tiếp tục trao đổi với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về cơ chế giá điện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn sự quan tâm đầu tư vào lĩnh vực điện gió của Việt Nam của cả 2 tập đoàn này góp phần hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực thực hiện cam kết giảm phát thải về 0 vào năm 2050. Sau hội nghị Glasgow, Việt Nam đã thực hiện được 12 việc rất quan trọng liên quan đến thể chế, quy hoạch, đặc biệt là phát triển ngành công nghiệp tái tạo. 

Đánh giá cao nỗ lực của các tập đoàn cùng với Chính phủ và các địa phương để triển khai những dự án này, Thủ tướng đề nghị hai phía tiếp tục hợp tác để Việt Nam xây dựng ngành công nghiệp điện tái tạo trong tương lai. 

“Nắng và gió chúng tôi không phải mua của ai, cũng không ai lấy được. Việt Nam ở một nước nhiệt đới gió mùa, có nhiều điều kiện để hiện thực hóa chủ trương phát triển điện tái tạo”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ cho biết Việt Nam sẽ xây dựng thể chế phát triển ngành công nghiệp tái tạo; quy hoạch tổng thể và có cơ chế ưu tiên, thu hút các nhà đầu tư như thuế, giá, đất, mặt nước, mặt biển… 

Theo Thủ tướng, năng lượng tái tạo có 5 khâu quan trọng: Nguồn điện; truyền tải; phân phối hợp lý với khoảng cách địa lý; sử dụng hiệu quả và giá phải phù hợp với điều kiện kinh tế, người dân và doanh nghiệp chịu được.

Quan trọng là bàn về giá và hệ thống truyền tải điện

Liên quan đến đề xuất của các doanh nghiệp, Thủ tướng cho hay, Việt Nam sẽ khảo sát trữ lượng cũng như hệ thống tải điện phù hợp. Các dự án đang nghiên cứu cơ bản phù hợp với Quy hoạch điện 8. Vấn đề quan trọng là bàn về giá tải và hệ thống truyền tải điện. 

tapdoan dien.jpg
Thủ tướng trao đổi cùng 2 lãnh đạo tập đoàn về năng lượng.

Theo Thủ tướng, các tập đoàn lựa chọn PVN là đối tác để triển khai dự án tại nhiều nước là phù hợp, do tập đoàn có năng lực sản xuất các cột gió ngoài khơi rất tốt. Về giá điện, Thủ tướng cho rằng hai bên cần bàn kỹ, thống nhất mức giá phù hợp để các DN có lợi nhuận song mức giá cũng phải phù hợp với nền kinh tế, tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Thủ tướng kể lại trong cuộc gặp ngày 2/12, Phó Tổng thống UAE cho biết giá 1 kwh điện gió ở UAE chỉ 3-4 cent, nhưng tại Việt Nam đang 8-9 cent, lại kéo dài đến 20 năm. 

Vì vậy người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị trong quá trình triển khai dự án thì các nhà đầu tư vướng ở đâu từ thủ tục hành chính đến mặt bằng thì chia sẻ để cùng tháo gỡ, đàm phán, xử lý vướng mắc, tập trung làm thật nhanh thật gọn một vài dự án, rồi rút kinh nghiệm mở rộng ra các dự án khác. 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin thêm, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch điện 8, trong đó có 6.000 MW điện gió ngoài khơi. Trữ lượng về gió và các tiềm năng về gió ngoài khơi cũng như việc hợp tác với PVN giúp các dự án khả thi và có kết quả.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia (Petrovietnam - PVN) Lê Mạnh Hùng cho biết, hiện PVN đang thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng 4 việc: Khảo sát, đánh giá toàn diện tiềm năng của điện gió xa bờ; nghiên cứu lựa chọn hợp tác với các đối tác lớn về lĩnh vực này để xây dựng danh mục đầu tư điện gió; xây dựng, thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho ngành năng lượng mới; nghiên cứu trực tiếp đầu tư và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu về điện gió ngoài khơi.

Thủ tướng lưu ý thêm một việc nữa cần làm là xây dựng đường tải điện trên biển. Hiện Việt Nam đã ký kết bán điện mặt trời, điện gió cho Singapore và rất cần đường tải điện trên biển để đến đất nước này.

Người đứng đầu Chính phủ cũng nêu rõ, có 3 đầu mối để các tập đoàn trao đổi: PVN, Bộ Công thương, Chính phủ (các chính sách vượt thẩm quyền của Bộ Công Thương).

“Với các nước phát triển giá điện khác với các nước đang phát triển. Vì thế giá điện phải hài hòa cho cả 2 phía. Tiềm năng của Việt Nam rất lớn với 600 GW. Chúng tôi mong muốn có các dự án cụ thể, sớm đưa vào sản xuất và vận hành”, Thủ tướng nói.

Tags:

相关文章



友情链接