Nghị định 143 sửa đổi,ấycắpthôngtinthẻngânhàngbịphạttừket qua wap bổ sung một số điều của Nghị định 88 ngày 14/11/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, vừa được Chính phủ ban hành. Nghị định mới có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022. Tại Nghị định mới, mức phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng còn được áp dụng với 1 trong các hành vi vi phạm quy định về hoạt động thẻ ngân hàng gồm: Thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện thực hiện việc sử dụng thẻ trả trước vô danh trên môi trường Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động hoặc rút tiền mặt; Chuyển mạch thẻ, bù trừ giao dịch thẻ, quyết toán giao dịch thẻ không đúng quy định của pháp luật về hoạt động thẻ ngân hàng; Thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện để người khác thực hiện các hành vi giao dịch thẻ gian lận, giả mạo; giao dịch thanh toán khống tại đơn vị chấp nhận thẻ (không phát sinh việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ); Lấy cắp, thông đồng để lấy cắp thông tin thẻ mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng với 1 trong các hành vi vi phạm: Thuê, cho thuê, mua, bán thẻ hoặc thông tin thẻ, mở hộ thẻ (trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh) với số lượng từ 10 thẻ trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Phát hành thẻ, thanh toán thẻ không đúng quy định của pháp luật; Không từ chối thanh toán thẻ trong trường hợp sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch thẻ bị cấm theo quy định của pháp luật, thẻ đã được chủ thẻ thông báo bị mất, thẻ hết hạn sử dụng, thẻ bị khóa, sử dụng thẻ không đúng phạm vi đã thỏa thuận tại hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về phát hành và sử dụng thẻ.
Cũng theo quy định mới được sửa đổi và bổ sung, đối với quy định về trung gian thanh toán, Nghị định 143 nêu rõ, phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với 1 trong các hành vi: Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 1 đến dưới 10 tài khoản thanh toán mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Làm giả chứng từ thanh toán khi cung ứng, sử dụng dịch vụ thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng được áp dụng với 1 trong các hành vi: Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán; Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự... Hành vi xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, đánh cắp dữ liệu, phá hoại, làm thay đổi trái phép chương trình phần mềm, dữ liệu điện tử sử dụng trong thanh toán bị áp dụng phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng. Mức phạt từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng cũng được áp dụng với 1 trong các hành vi vi phạm gồm: Lợi dụng hệ thống mạng máy tính để trục lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc danh, mạo danh; Thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện thực hiện các hành vi sử dụng, lợi dụng tài khoản thanh toán, phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gian lận, lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác; Lấy cắp, thông đồng để lấy cắp thông tin tài khoản thanh toán mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Vân Anh Ngân hàng cảnh báo nhiều thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mớiBên cạnh những phương thức cũ, kẻ gian hiện nay có nhiều thủ đoạn mới để chiếm đoạt tài sản của khách hàng qua mạng Internet. |