Những năm gần đây,ộcđuavàovũtrụtạichâuÁGiấcmộngTrungHoasokèVàngsonẤnĐộlịch thi đấu ngoại hang anh cuộc chạy đua vào không gian tại khu vực châu Á đã chuyển từ cạnh tranh siêu cường về ý thức hệ sang tập trung vào lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia.
Thời kỳ “Amrit Kaal” của Ấn Độ
“Amrit Kaal”, có nghĩa là thời điểm vàng để bắt đầu một công việc mới, lần đầu tiên được Thủ tướng Narenda Modi đề cập trong bài phát biểu về tầm nhìn phát triển Ấn Độ tại lễ kỷ niệm 75 năm độc lập của quốc gia này vào năm 2021. Công nghệ hiện đại, trong đó có hàng không vũ trụ, là một trong những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu.
Hiện định giá ngành công nghiệp không gian của New Delhi đạt 8,4 tỷ USD, chiếm 2% toàn cầu. Dự kiến, lĩnh vực này của Ấn Độ sẽ đạt 44 tỷ USD vào năm 2033 với khoảng 8% thị phần toàn cầu và trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào năm 2040.
Với mục tiêu tham vọng đó, Ấn Độ đã tư nhân hoá lĩnh vực không gian, cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư 100%. Đến nay, nước này có hơn 100 start-up công nghệ sâu (deep-tech). Trong khi đó, cuộc chiến Nga - Ukraine cho thấy, dịch vụ phóng vệ tinh sẽ trở thành phân khúc phát triển nhanh nhất, tiếp đó là sản xuất vệ tinh.
Trong 10 năm qua, Ấn Độ đã phóng khoảng 400 vệ tinh, so với 33 vệ tinh được phóng trong suốt một thập kỷ trước đó. Chuyến bay vũ trụ đầu tiên có người lái của Ấn Độ dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2024-25.
“Đến năm 2035, Ấn Độ sẽ có trạm vũ trụ riêng để nghiên cứu những vùng không gian rộng lớn chưa từng được biết đến. Trong thời kỳ "vàng son" (Amrit Kaal - theo cách nói của người Ấn Độ), các phi hành gia Ấn Độ sẽ hạ cánh trên bề mặt mặt trăng bằng những tên lửa do Ấn Độ sản xuất”,Thủ tướng Narendra Modi cho hay.
Giấc mộng Trung Hoa
Năm 2003, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba đưa con người vào vũ trụ, sau Mỹ và Nga với việc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu V. Kể từ đó, Trung Quốc đã có những bước tiến lớn trong chương trình không gian có người lái với các nhiệm vụ phóng và lắp ghép thành công với mô-đun trạm vũ trụ Tiangong-1.
Năm 2024 là kỷ niệm 75 năm thành lập nước CHND Trung Hoa. Do đó, không bất ngờ khi nước này lên kế hoạch 100 vụ phóng để đưa hơn 300 tàu vũ trụ lên quỹ đạo, tăng gần gấp đôi so với năm ngoái, như một động thái “tô điểm” thành tựu của đất nước.
Tập đoàn Khoa học Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) tiết lộ sẽ thực hiện 70 vụ phóng, số còn lại là những vụ phóng thương mại. Theo thông tin trong Sách Xanh hằng năm của CASC được công bố ngày 26/2, các sứ mệnh lớn trong năm nay bao gồm 2 chuyến bay có phi hành đoàn và 2 chuyến bay chở hàng tới trạm vũ trụ Tiangong trên quỹ đạo Trái đất thấp.
CASC cũng sẽ phóng vệ tinh chuyển tiếp Queqiao-2 và sứ mệnh Chang'e-6 lấy mẫu đá từ vùng tối của Mặt trăng, giúp Trung Quốc thúc đẩy tham vọng chinh phục Mặt trăng của mình.
Từ cạnh tranh ý thức hệ cho đến lợi ích kinh tế và an ninh
Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều coi phát triển không gian là phương tiện để đạt các mục tiêu phát triển quốc gia, duy trì quyền lực địa chính trị, nâng cao lòng tự hào dân tộc và sự tôn trọng của quốc tế. Những năm gần đây, cuộc chạy đua vào không gian tại khu vực châu Á đã chuyển từ cạnh tranh siêu cường về ý thức hệ sang tập trung vào lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia.
Loạt vệ tinh viễn thám Yaogan của Trung Quốc cho phép giám sát liên tục trên Biển Đông, Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Tây Tạng và cả Galwan, nơi xảy ra các cuộc đụng độ có thương vong giữa binh lính Ấn Độ và Trung Quốc. Với lĩnh vực định vị, Bắc Kinh sử dụng mạng lưới vệ tinh Bắc Đẩu gồm 35 chiếc.
Hoạt động thám hiểm không gian của Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm, thận trọng và lo ngại đáng kể từ Mỹ, quốc gia coi đây là mối lo ngại an ninh hàng đầu.
Cộng đồng an ninh Mỹ nhận định, công nghệ vũ trụ có mục đích kép. Trung Quốc có thể sử dụng các chương trình không gian dân sự làm vỏ bọc cho những tiến bộ quân sự. Ví dụ, một vệ tinh có khả năng thực hiện các hoạt động tiếp nhiên liệu hoặc di chuyển các mảnh vỡ khỏi không gian, cũng có thể được sử dụng để tấn công vệ tinh đối phương, làm lệch quỹ đạo hoặc đơn giản là đến đủ gần để theo dõi đối phương.
Năm 2007, chương trình không gian của Trung Quốc đã bị quốc tế chỉ trích sau khi Bắc Kinh tiến hành một cuộc thử nghiệm phá huỷ vệ tinh không báo trước. Điều này tạo ra các mảnh vỡ gây ra mối đe dọa cho các tài sản không gian khác. Ấn Độ cũng đã tiến hành thử nghiệm chống vệ tinh (ASAT) vào tháng 3/2019.
Trong khi đó, theo các nhà khoa học, Mặt trăng được hình thành khi một vật thể khổng lồ va chạm với Trái đất khoảng 4,5 tỉ năm trước. Các mảnh vụn từ vụ va chạm đã tập hợp lại với nhau để tạo thành Mặt trăng.
Thông qua sứ mệnh Chandrayaan-1 của Ấn Độ, các nhà khoa học phát hiện ra các phân tử hydroxyl (bao gồm hydro và oxy) trải rộng trên bề mặt Mặt trăng và tập trung ở các cực. Chúng không chỉ quan trọng đối với sự sống của con người mà còn có thể được sử dụng làm nhiên liệu tên lửa.
Ngoài ra, trên Mặt trăng còn có helium-3. Đây là một đồng vị của helium rất hiếm trên Trái đất. Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) ước tính có khoảng 1 triệu tấn helium-3 trên Mặt trăng.
Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), đồng vị này có thể cung cấp năng lượng hạt nhân trong lò phản ứng nhiệt hạch, và vì nó không phóng xạ nên sẽ không tạo ra chất thải nguy hiểm.
Nghiên cứu của Tập đoàn Boeing cho biết các kim loại đất hiếm - được sử dụng trong điện thoại thông minh, máy tính và công nghệ tiên tiến - hiện có trên Mặt trăng, bao gồm scandium, yttrium và lanthanides.
Tác chiến vũ trụ trở thành ‘điểm nóng’ chiến tranh hiện đạiLầu Năm Góc đánh giá tác chiến vũ trụ có vai trò ngày càng quan trọng trong chiến tranh hiện đại, trong khi đó, chương trình không gian của Nga nhiều khả năng sẽ suy yếu, song mối đe doạ từ Trung Quốc ngày càng tăng lên.