Những năm cuối thập kỷ 90,ênsaođượcnhữngmiềnđãquanhữngngườiđãgặkèo tài xỉu hôm nay tờ Lao Động, Thanh Niên, Tuổi trẻ TP.HCM chiếm lĩnh ba vùng thị trường lớn. Trong đó, Lao Động đặc chất báo Bắc: đan xen các thông tin dữ liệu ngồn ngộn là chất văn tạo sự lôi cuốn độc giả và tên tuổi nhà báo. Đây cũng là một trong những tờ báo hàng đầu với nhiều cây bút đi vào giáo trình, luận văn báo chí…
Tôi có dịp lang thang cả ở Hàng Bồ và Tây Sơn, trụ sở báo Lao Động, nơi có vài người bạn thân đồng trang lứa… Chơi gần để học hỏi, ngóng xa để ngưỡng mộ. Nghe vài thành viên báo kể lại về mức tiền lương và nhuận bút lúc bấy giờ mà thấy kính nể các đồng nghiệp. Hồi đó và sau này nữa, quán nước “em” Th. “Tây Sơn” luôn là “TTX vỉa hè”, nơi truyền tin, diễn đàn của anh em phóng viên, cộng tác viên báo Lao Động.
Những gương mặt tác giả có danh ùa ra từ trang báo sừng sững “người trần mắt thịt”. Lúc ấy, tôi để ý đến một nhà báo trẻ dáng người nhỏ mà ăn to nói lớn: Nguyễn Tri Thức. Chuyện gì thì chuyện từ tranh luận, bàn bạc đến giãi bày…, Thức đều chắc nịch lồng “lý luận” kiểu “cấm cãi”! Đôi lúc tôi cũng hồ nghi chắc tay này “chém” là chính.
Ấy thế mà Thức gây hết bất ngờ này sang bất ngờ khác, theo thời gian mỗi ngày lại mở ra những điều mới mẻ: một cây phóng sự mới nổi, phụ trách thư ký toà soạn với nhiều “trò” mà một trong những ý tưởng là giữ thương hiệu phóng sự Lao Động trên các cuốn sách mà tác giả là phóng viên bản báo như Trò chuyện trên mạng, Mỗi ngày một vạn bước…Chưa kể anh còn tham gia phụ trách mảng văn hóa - thể thao…
Có dịp nhìn vào lý lịch xê dịch của Thức thấy đáng nể: rời Lao động sang làm Tổng Thư ký tòa soạn Gia đình & Xã hội, rồi về đầu quân Tạp chí Cộng sản - hiện làm Ủy viên Ban biên tập, Trưởng ban Ban Chuyên đề và Chuyên san. Ngoài ra, anh còn đi dạy, tham gia Hội đồng phản biện luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ…
Cũng may, cái phản xạ của người viết không bị những ông “quan báo” trong anh bào mòn trên bàn giấy chỉ đạo. Nguyễn Tri Thức vẫn chịu khó rời nhiệm sở về với bà con nơi xa xôi, những vùng đất đang cựa mình trong khó khăn…
Trong khi báo Lao Động và những cái tên như Nguyễn An Định, Lý Sinh Sự, Vĩnh Quyền, Huỳnh Dũng Nhân, Ngô Mai Phong… cùng định hình thương hiệu thì Nguyễn Tri Thức và lứa trẻ ngang ngang tuổi như Xuân Quang, Nhật Anh, Quảng Hà… điền tên vào lớp phóng viên tràn đầy năng lượng, triển vọng tiếp nối thế hệ trước.
Anh cũng sớm nhập vào hàng ngũ chịu đi, chịu ghi, chịu chơi, chịu viết. Thức giỏi chia khoảng thời gian của bản thân thành thời khóa biểu rành rẽ, khoa học. Với nhiều người, 24 giờ trong ngày là khoảng mênh mông đáng sợ vì cứ quẩn quanh góc này góc kia, chẳng nên cơm cháo gì. Thức khác, một ngày thật chật chội với đủ thứ: lên giảng đường; tổ chức tạp chí; đi, viết, làm sách; chơi thể thao và hẹn hò bè bạn chưa kể chăm lo cho gia đình êm ấm đâu ra đó mà anh gọi là “Trại giam cuộc đời”.
Thức đi nhiều, viết khoẻ mà không hề hời hợt. Với Thức, viết là lao động, là niềm vui. Anh bảo: nhặt nhạnh những chuyến đi, những lần soạn giáo án lên lớp, những bài chuyên đề “đấu tranh dư luận”…, gom gom lại in sách cho đỡ phí. Vì thế, lượng sách chung - riêng của anh cứ đầy thêm trên giá, trong thư viện các trường và phòng làm việc của nhiều bè bạn.
Nhìn nhanh và ngắm nghía kỹ các cuốn thì thấy Thức quen thuộc mấy mảng: sách chuyên luận với góc phân tích, tổng hợp của một Tiến sĩ báo chí; sách ghi chép, phóng sự thông tấn với góc nhìn của một cây bút xông xáo; sách tản văn, chân dung nhân vật chứa những sóng sánh văn chương, tri âm đồng nghiệp… của một nhà báo làm thơ.
Anh có loạt sách đặt nhan đề lặp lại đầy dụng ý: “… đã gặp… không quên”. Đó có lẽ cũng là một cách mở bìa ấn tượng kéo độc giả đi vào trang sách của anh. Quên sao được những miền đã qua, những người đã gặp… Sau những chén thù tạc vang trời là lúc chúng ta dịu lòng lại để bao thân thiết cuộc đời ùa về cùng những “chuyến bay nghề, bay đời”; thêm yêu, thêm nhớ những chặng dừng yêu thương.
Thức mạnh ở chi tiết. Cái yếu của nhiều nhà báo trẻ hiện giờ là ít chịu ghi chép, nghe nhìn… “dăm câu ba điều” là lôi báo cáo cóp mỗi thứ một chút, rồi phang ra bài báo chỉ đọc vài dòng sapo là đủ, khỏi cần xem kỹ. Thức chịu khó ghi chép và những góc nghĩ, ngẫm ngợi về cuộc đời, thân phận con người ẩn vào trong những số liệu, hình ảnh, các cuộc đối thoại…
Trong phóng sự của anh có những đoạn, khúc như tản văn và trong tản văn, anh cũng cài được những thông số đời thường để dẫn dắt cảm xúc của mình. Đó là sự nhuần nhuyễn tài tình của một người có nghề, biết đi, biết đọc, biết chơi và biết viết.
Mới đây, Nguyễn Tri Thức ra mắt bạn đọc cuốn sách Chỉ sợ bay qua những thân thiết cuộc đờivới phần mỹ thuật ấn tượng của người anh, người bạn - nhà báo, họa sĩ Trần Thắng. Cuốn sách dày dặn tổng hợp nhiều thể loại sở trường của anh, nghe nói đã hết veo phần sách nhà xuất bản gửi thay nhuận bút.
Đọc nhanh sản phẩm mới của Thức đã ấn tượng ngay từ những cái tít khó quên:Trừ ngọt ngào anh không thể nói ra, Chạm mặt đầu não World Bank, Thuốc trị “bệnh” nịnh, Mối họa từ “người giả”…
Tôi viết vội vài dòng thay cho lời chúc mừng vì sợ anh lại có thêm tập nữa liền ngay sau đây, không chừng…
Trần Nhật Minh
Chạm vào ký ức của bóng hồng bên cạnh nhà văn, Đại tá Chu LaiSáng mùa hè dịu nắng, tại quán cafe yên tĩnh và xinh đẹp trên con phố Nguyễn Biểu, tôi đã được lắng nghe câu chuyện ngập tràn cảm xúc của nữ Đại tá - nhà văn Vũ Thị Hồng.