Ngày Văn hóa Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam lần thứ 2 do TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ phối hợp tổ chức vừa khai mạc vào tối 16/3 tại Đại Bảo Tháp Tây Thiên (Tam Đảo,ạcngàyVănhoáPhậtgiáoẤnĐộtạiViệkèo anh Vĩnh Phúc). Đây là sự kiện văn hóa đối ngoại có ý nghĩa đặc biệt, nhân kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ và 10 năm quan hệ đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ. Tới dự có Đức Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa, Thượng toạ Thích Đức Thiện - Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hoà thượng Thích Gia Quang - Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhiều lãnh đạo cơ quan ban ngành. Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu Phát biểu tại buổi lễ, Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu đánh giá cao sự phối hợp của Đại sứ quán Ấn Độ để tổ chức ngày Văn hoá Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam. Đây là một sự kiện vô cùng ý nghĩa và Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu tin tưởng chắc chắn rằng, chuỗi hoạt động trong Ngày văn hoá Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam là một chuỗi ngày để Việt - Ấn chia sẻ kinh nghiệm, đem lại lợi ích tâm linh cho đồng bào và phật tử. Cũng tại buổi lễ, Đức Gyalwang Drukpa, trưởng dòng Truyền thừa Drukpa bày tỏ sự trân trọng và tri ân tới toàn thể người dân Việt Nam trong suốt 10 năm qua, mỗi chuyến viếng thăm của ông đều viên mãn tốt đẹp. Ông cũng đã được tận mắt chứng kiến lòng hiếu khách và chí thành của Việt Nam. "Tôi tin rằng chúng tôi có được những kỷ niệm tuyệt vời này là bởi con người Việt Nam và con người Ấn Độ có những giá trị sống tương đồng với nhau được thừa hưởng từ đạo Phật, và tôi tin cũng chính nhờ những lí do này mà hai đất nước Việt Nam và Ấn Độ có được mối thâm giao như hiện nay", Đức Gyalwang Drukpa chia sẻ. Đức Gyalwang Drukpa Theo Đức Gyalwang Drukpa đạo Phật được truyền bá đến Việt Nam từ 2000 năm trước. Một trong những đặc điểm của đạo Phật là khả năng hòa nhập với cuộc sống thường ngày và nền văn hóa địa phương. Do đó đạo Phật nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa, lịch sử của con người Việt Nam. "Ngay cả thời nay, tôi cảm nhận được rằng con người Việt Nam sẵn có lòng bi mẫn, luôn quan tâm đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng và đất nước, và rất chí thành với tâm linh, với đạo Phật. Con người Ấn Độ cũng có những phẩm chất tương tự. Những giá trị sống này đã thấm nhuần vào văn hóa của chúng ta. Một minh chứng rất hiển nhiên mà bạn có thể thấy, hai vị lãnh tụ nổi tiếng trong lịch sử của hai đất nước là Gandhi và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đều được biết đến là những vị lãnh tụ có trí tuệ và lòng từ bi với mọi người, những giá trị phẩm chất căn bản nhất của đạo Phật. Cũng từ thời của các vị mà hai đất nước chúng ta bắt đầu tạo lập mối quan hệ ở tầm quốc gia, đặt nền móng cho quan hệ ngoại giao chính thức được ký vào những năm 1970. Tôi luôn tin rằng người dân của hai đất nước có cùng những giá trị sống căn bản, nhờ đó mà chúng tôi có được mối thiện duyên với người dân Việt Nam", Đức Gyalwang Drukpa phát biểu. Đức Gyalwang Drukpa cũng cho rằng, Việt Nam là quê hương thứ 2 của ông. Đây cũng là tâm nguyện khiến ông luôn tha thiết muốn quay trở lại, muốn nỗ lực thêm nữa để bồi đắp cho mối Pháp duyên này, đóng góp vào sự phát triển Phật pháp và giao lưu văn hóa Ấn Độ - Việt Nam, lợi ích thế hệ hiện tại và nhiều thế hệ mai sau. Nhân dịp Ngày văn hoá Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam, nhiều hoạt động văn hóa, nghi lễ tâm linh sẽ được Đức Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn cử hành như Đại lễ Cầu an, Đại lễ Quán đỉnh (nghi lễ hướng dẫn và cho phép tu tập), Đại lễ An vị tượng Phật Thích Ca, các vũ điệu Mật thừa và khóa lễ triệu thỉnh, dâng cúng chư Phật giúp tiêu trừ chướng ngại, mang tới hạnh phúc, bình an. Ngày Văn hóa Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam lần thứ hai cũng trùng hợp đúng vào ngày Khánh đản Đức Bồ Tát Quán Thế Âm theo truyền thống Phật giáo Đại thừa; đồng thời diễn ra đúng dịp Lễ hội Tây Thiên xuân Đinh Dậu năm 2017. T.Lê
Hình ảnh tại lễ khai mạc tối 16/3