Độc giả Hồng Sang
Luật sư tư vấn
Theừxâydựngthanglươngbảnglươngthếnàochođúngluậkèo colombiao khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Theo khoản 3 Điều 93 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương. Thang lương, bảng lương phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Theo khoản 1 Điều 6 và điểm a, b, c khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân (trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng) nếu có một trong những hành vi sau:
- Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương.
- Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động.
- Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, hộ kinh doanh, doanh nghiệp phải xây dựng thang lương, bảng lương để thực hiện cho đơn vị của mình. Khi xây dựng thang lương, bảng lương từ ngày 1/7/2024, bạn cần lưu ý các nội dung sau:
- Thứ nhất, bậc 1 (bậc thấp nhất) của thang lương, bảng lương từ ngày 1/7/2024 phải bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP (vùng I, II, III, IV lần lượt là 4.960.000 đồng/tháng, 4.410.000 đồng/tháng, 3.860.000 đồng/tháng, 3.450.000 đồng/tháng).
Lưu ý: Nếu bậc 1 của thang lương, bảng lương mà hộ kinh doanh, doanh nghiệp đang thực hiện thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới nêu trên thì phải điều chỉnh lại thang lương, bảng lương.