Trong phiênthảo luận tại Quốc hội sáng nay,ôngthựchiệntriệtđểchỉđạocủaChínhphủvđqg nga Bộ trưởng Tài chính cho biết số nợ 86.000 tỷđồng của Vinashin vẫn nằm trong các dự án của tập đoàn này chứ không mất đi.Tuy nhiên, có dự án hiệu quả, có dự án không.
Chủ đềVinashin tiếp tục được nhiều đại biểu đề cập trong ngày thứ 2 Quốc hội thảoluận về các vấn đề kinh tế xã hội. Chưa thực sự đồng tình với giải thích củamột số thành viên Chính phủ trong phiên làm việc trước, cho rằng những thiếusót trong giám sát, kiểm tra Vinashin phần lớn là do cơ chế, đại biểu NguyễnThị Bạch Mai (Tây Ninh) đặt câu hỏi: “Cơ chế là do ai đặt ra? Ai sẽ là ngườiphải chịu trách nhiệm?”…
Bộ trưởngTài chính Vũ Văn Ninh. Chia sẻnhức nhối này, đại biểu Hoàng Văn Toàn cho rằng việc khoản nợ trên 86.000 tỷđồng, tính đến nay vẫn chưa xác định được trách nhiệm thuộc về ai là điều khóchấp nhận. Theo đại biểu của đoàn Vĩnh Phúc, việc Hội đồng quản trị Vinashinphải chịu trách nhiệm là đương nhiên, nhưng không thể không nói đến công tácquản lý, giám sát của các bộ, cơ quan thanh tra và ngay cả của chính Quốc hộivà hệ thống pháp luật.
Trước nhữngthắc mắc của các đại biểu, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh đã thay mặt Chínhphủ trình bày về trách nhiệm quản lý, giám sát tài chính đối với Vinashin.Trong bài phát biểu kéo dài hơn 8 phút, ông Ninh đã dành phần lớn thời gian đểdẫn chiếu nhiều văn bản được Chính phủ ban hành xung quanh vấn đề Vinashintrong giai đoạn 2007-2009.
Về nộidung, hầu hết các văn bản được dẫn chiếu đều cho thấy mối quan ngại sâu sắc củaChính phủ đối với hoạt động của Vinashin. Thủ tướng cũng có chỉ đạo trực tiếp,yêu cầu Vinashin chấn chỉnh hoạt động, rà soát lại danh mục đầu tư. Tuy nhiên,các chỉ đạo này chưa được phía doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc.
“KhiVinashin trình Chính phủ ý định mua tàu, Thủ tướng đã có văn bản yêu cầu khôngđược mua, mà phải đóng nhưng doanh nghiệp vẫn cố tình mua”, Bộ trưởng lấy vídụ.
Về phía Bộ,kể từ khi Vinashin hoạt động theo mô hình tập đoàn năm 2006 đến nay, Bộ Tàichính đã tiến hành thanh tra một lần (vào đầu năm 2007) và thực hiện 4 cuộckiểm tra định kỳ hằng năm.
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cho VnExpress.net biết, các khoản nợ của Vinashin do Chính phủ bảo lãnh hoặc cho vay lại đã được tính vào nợ công của năm nay (dự tính chiếm 56,7% GDP). Không nói rõ bao nhiêu nợ của Vinashin đã tính vào nợ công, song ông Ninh cho biết nợ công chỉ tính những phần nợ mà Chính phủ phải trả hoặc có khả năng phải trả, chứ không tính phần doanh nghiệp (dù là doanh nghiệp Nhà nước) tự đi vay và tự trả mà không có bảo lãnh của Nhà nước.
Theo ông Ninh, Chính phủ đang xây dựng một chiến lược nợ mới với cái nhìn dài hạn tới 30 năm. "Cơ cấu nợ của mình hiện nay nhìn ở giai đoạn trước mắt là an toàn, nhưng về lâu dài phải thận trọng. Cơ cấu nợ hiện nay chiếm phần lớn là ODA, nhưng về lâu dài khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình, công nghiệp phát triển, thì các khoản vay ODA sẽ giảm đi, thay vào đó sẽ là vay thương mại. Đến thời điểm đó phải tính toán kỹ", ông Ninh nói.
Qua nhữnglần thanh, kiểm tra này, đã phát hiện thấy Vinashin thành lập quá nhiều công tycon, đầu tư dàn trải, cân đối nguồn không hợp lý và chủ yếu là dựa vào vốn vay.Căn cứ vào kết quả này, Bộ đã kiến nghị với Chính phủ và Thủ tướng ban hành cácquyết định chấn chỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, vì những lý dokhách quan cũng như chủ quan từ phía Vinashin mà các chỉ đạo của Chính phủkhông được thực hiện triệt để, dẫn tới những đổ vỡ sau này.
Câu chuyện“trên bảo mà dưới không nghe” nói trên, theo Bộ trưởng Ninh, để lại nhiều bàihọc, mà trước hết là công tác phân công, giao quyền tự chủ cho doanh nghiệpphải phù hợp với năng lực, trách nhiệm của người quản lý.
Một thiếusót khác của Bộ Tài chính cũng được Bộ trưởng thừa nhận là vai trò giám sát củacơ quan quản lý còn nhiều bất cập. “Thực tế, nhiều sai phạm của Vinashin chỉđược phát hiện qua thanh - kiểm tra. Mà nhiều khi đến lúc thanh - kiểm tra thìsự việc đã xảy ra rồi”, Bộ trưởng thừa nhận.
Riêng vềvấn đề nợ của Vinashin, nhiều đại biểu cho rằng khoản vay 86.000 tỷ của doanhnghiệp này hiện đã mất. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Tài chính, căn cứ vào số liệubáo cáo của Hội đồng quản trị Tập đoàn, tổng tài sản hiện có trên sổ sách củaVinashin là 103.774 tỷ.
“Như vậy làtoàn bộ số tiền vay của Vinashin vẫn nằm trong các dự án. Tất nhiên là có dự áncó hiệu quả, có dự án không. Hiện Chính phủ đang yêu cầu kiểm toán để đánh giálại”, Bộ trưởng cho biết.
Trao đổi với báo chí tại hành lang Quốc hội sáng nay, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch tỏ ra quan ngại về việc thiếu cơ sở pháp lý để quản lý và giám sát hoạt động của các tập đoàn kinh tế, từ đó dẫn tới những sơ hở trong công tác điều hành. Trước đây, khi Việt Nam chưa có mô hình tập đoàn, chỉ có các tổng công ty 91, nhưng điều lệ của các đơn vị này được quy định trong một nghị định của Chính phủ. Tập đoàn ngày nay có quy mô lớn hơn các tổng công ty rất nhiều, nhưng điều lệ của nó được chỉ nằm trong một quyết định.
"Ở các nước, với các tập đoàn lớn, điều lệ của nó là một đạo luật của quốc hội. Cơ quan nào ban hành điều lệ đó là việc quan trọng, bởi nó sẽ quyết định việc doanh nghiệp phải báo cáo tình hình hoạt động cho ai. Nếu điều lệ của tập đoàn là đạo luật, thì tập đoàn phải báo cáo hoạt động cho quốc hội, chứ không phải thủ tướng hay Chính phủ", ông nói.
Theo VNE
顶: 598踩: 477
评论专区