Đối với nhiều chuyên gia phân tích,ýdotrừkhửtướngIranlàsailầmnghiêmtrọngcủaôkèo nhà cái livescore việc quân đội Mỹ tiến hành vụ không kích sát hại Thiếu tướng Soleimani, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) hôm 3/1 là một sai lầm chiến lược nghiêm trọng của chính quyền Trump.
Chưa có vị tổng thống Mỹ nào trước ông Trump từng có hành động "khiêu khích, đánh trực diện táo tợn" đến như vậy trong cuộc đối đầu dai dẳng với Iran. Động thái của ông Trump không chỉ làm leo thang căng thẳng giữa Teheran với Washington, khiến "lò lửa" Trung Đông sôi sục mà còn gây tranh cãi và chia rẽ ngay trong nội bộ chính giới Mỹ.
Theo CNN, cách xử lý vấn đề Iran hiện nay của lãnh đạo Nhà Trắng sẽ không thể giúp "ngăn chặn một cuộc chiến" như ông tuyên bố vì nhiều lí do.
Trước hết, cuộc chiến giữa Mỹ và Iran đã xảy ra và kéo dài suốt hơn 40 năm qua. Đây không phải là điều bí mật và vấn đề nằm ở chỗ hầu hết người Mỹ đều không mấy bận tâm đến việc đất nước đang ở tình trạng chiến tranh với Iran. Cái chết của Thiếu tướng Soleimani tuần trước giống như một vụ va chạm trên con đường dài quanh co, tệ hại của cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của nhiều người suốt nhiều thế hệ.
Cuộc chiến được tin bắt nguồn từ năm 1953, khi Mỹ đứng sau giật dây một cuộc đảo chính ở Iran nhằm lật đổ vị thủ tướng theo chủ nghĩa dân tộc quốc gia để lập nên chế độ quân chủ lập hiến tại nước này, do vương triều Shah cai trị. Biến cố đã dẫn tới cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran năm 1979, đưa nước này trở thành một quốc gia Cộng hòa Hồi giáo nằm dưới sự dẫn dắt của một vị lãnh tụ tinh thần tối cao (ayatollah). Việc phê chuẩn hiến pháp chính trị thần quyền đã cho phép các giáo sĩ Hồi giáo tiếp tục nắm giữ nhiều quyền lực ở Iran ngày nay.
Khi người Iran nổi dậy chống lại triều đình Shah, họ đã tràn vào đại sứ quán Mỹ ở Tehran, bắt giữ hàng chục nhà ngoại giao và lính thủy đánh bộ Mỹ làm con tin, rồi bêu riếu hình ảnh họ trên các phương tiện truyền thông phát đi khắp thế giới. Đó được cho là thời điểm bắt đầu cuộc chiến Washington - Tehran, chứ không phải cuộc tấn công sát hại ông Soleimani.
Năm 1983, Iran đã cho nổ tung một doanh trại lính thủy đánh bộ Mỹ ở khu liên hợp Đại sứ quán Mỹ ở Beirut, Lebanon khiến hàng chục người chết. Tổng thống Mỹ khi đó Ronald Reagan đã quyết định rời bỏ Lebanon và Iran có vẻ đã tìm mọi cách săn đuổi các đại diện Washington ra khỏi khu vực.
Cùng năm, một người Iraq có tên Abu Mahdi al-Muhandis đã thực hiện vụ đánh bom xe hơi nhắm vào đại sứ quán Mỹ ở Kuwait. Mặc dù al-Muhandis tẩu thoát thành công với sự giúp đỡ của Iran nhưng ông ta bị kết án tử hình vắng mặt ở Kuwait. Nhiều nguồn tin quả quyết, al-Muhandis sau đó còn tham gia các vụ cướp máy bay chở khách. Các cơ quan tình báo phương Tây cũng cáo buộc ông ta dính líu đến một vụ không tặc máy bay của Kuwait năm 1984 cũng như âm mưu ám sát một hoàng tử của nước này.
Điều đáng nói, al-Muhandis, còn được biết đến với tên gọi Jamal Jafaar Mohammed cũng có mặt trên chiếc xe chở tư lệnh Iran bị Mỹ nã tên lửa làm nổ tung tuần trước. Ông ta từng hai lần được bầu vào quốc hội Iraq sau cuộc chiến lật đổ Tổng thống Saddam Hussein do Mỹ dẫn đầu và hiện là phó thủ lĩnh nhóm dân quân PMF tại quốc gia này. Washington đã xác nhận al-Muhandis chính là kẻ đánh bom đại sứ quán Mỹ năm nào và là nhân vật thân tín số 1 của Thiếu tướng Soleimani tại Iraq.
Các chuyên gia nhận định, bất chấp tuyên bố của Tổng thống Trump, một lí do nữa khiến cái chết của Soleimani không thể "ngăn chặn một cuộc chiến" là ông ta không phải kẻ khủng bố.
Thiếu tướng Soleimani có thể huấn luyện, trang bị vũ khí, lên kế hoạch và chỉ đạo xúc tiến các vụ tập kích giết hại nhiều công dân Mỹ, nhưng trong mắt người dân Iran và các lực lượng ủng hộ khắp Trung Đông, ông ta là một vị chỉ huy quân đội kiên nhẫn, tài ba, là kiến trúc sư trưởng cho bộ máy an ninh trong khu vực cũng như đóng góp nhiều công sức cho việc đánh bại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Bản thân ông Soleimani đã nhiều lần đích thân chỉ đạo các nhóm dân quân người Shiite ở Iraq bày binh bố trận đối phó IS.
Iran có hai quân đoàn gồm quân đội chính quy thông thường để bảo vệ đất nước và IRGC để bảo vệ cách mạng Hồi giáo của nước này. Chính thức được bổ nhiệm là tư lệnh lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ Quds thuộc IRGC từ năm 2002, Thiếu tướng Soleimani chịu trách nhiệm về việc truyền bá các chính sách Iran cả trong và ngoài nước cũng như các cuộc chiến ủy nhiệm của Tehran khắp khu vực Trung Đông. Trực tiếp nhận lệnh từ lãnh tụ tinh thần tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, ông Soleimani thậm chí được đánh giá là nhân vật quyền lực thứ hai tại quốc gia này.
Hãng thông tấn Al Jazeera dẫn lời nhà phân tích chính trị Mohammad Marandi nhấn mạnh, ông Soleimani là người được yêu mến ở Iran, trái ngược hoàn toàn với hình ảnh "nhân vật bóng đêm" mà phương Tây khắc họa về ông. Washington hiểu rõ vị thế của ông Soleimani tại Iran và Trung Đông cũng như sự thù ghét của ông ta đối với Mỹ và các đồng minh trong khu vực, đặc biệt là Israel nên từ lâu đã coi vị chỉ huy quân sự này như "cái gai" trong mắt. Vì vậy, việc ông Trump ra lệnh trừ khử ông Soleimani là dễ hiểu nhưng cũng có thể là canh bạc đầy mạo hiểm, đẩy nước Mỹ vào rủi ro an ninh lớn hơn và khiến lò lửa Trung Đông rừng rực cháy.
Sau cái chết của tư lệnh Soleimani, nhà lãnh đạo Khamenei đã tuyên bố tổ chức quốc tang 3 ngày dành cho vị tướng ông mô tả là "bộ mặt quốc tế của cuộc kháng chiến Iran". Nhiều quan chức hàng đầu Iran cũng cảnh báo Mỹ sẽ phải nhận "đòn trả thù tàn khốc" vì sát hại tư lệnh lực lượng Quds.
Việc sát hại tướng Soleimani do đó dường như không giúp chính quyền ông Trump thay đổi được các tham vọng chiến lược của Iran, dù có thể làm chậm lại bước tiến của chúng, mà chỉ càng thổi bùng sự hận thù đối với Mỹ. Một bộ phân không nhỏ người Mỹ đang phập phồng lo sợ cho sự an toàn tính mạng và tài sản của họ. Trong khi, căng thẳng leo thang khiến trong dư luận thậm chí xuất hiện nhiều ý kiến e ngại về nguy cơ xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ ba.
Tuấn Anh