Hà Nội không thể vì những yếu kém,âytrungtâmtriệuUSDHàNộicầndũngcảsoi kèo rb leipzig hạn chế mà "vơ bèo vạt tép" - ĐBQH Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) nêu quan điểm.
PV:- Thưa ông, Trung tâm nghiên cứu và phát triển R&D) của Samsung trị giá 300 triệu USD dự kiến sẽ đặt tại đường Nguyễn Xiển, Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài việc xin rất nhiều ưu đãi, Samsung còn dự kiến xây cao ốc 21 tầng, 2 tầng hầm, diện tích sàn 116.490m2...
Phải nhìn nhận như thế nào về một dự án công nghệ cao nhưng lại hướng tới mục đích xây cao ốc, nhà ở như vậy? Mục đích Samsung hướng đến là gì, thưa ông?
ĐBQH Cao Sỹ Kiêm:-Tôi cho rằng, nếu Samsung đầu tư vào Việt Nam đúng với mục đích của dự án công nghệ cao họ sẽ được hưởng đầy đủ những chính sách ưu đãi của Chính phủ Việt Nam. Tại Hà Nội, đã xây dựng khu công nghệ cao trên đường Láng Hòa Lạc, là nơi giành riêng để thu hút các doanh nghiệp, lĩnh vực công nghệ cao. Do đó, cần khuyến khích Samsung vào đây. Ở đây, Samsung nghiễm nhiên sẽ được hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi mà không cần phải xin mới có.
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, dự án Trung tâm nghiên cứu của Samsung lại được xem như một dự án thành phần của KĐT The Manor Central Park, với dự kiến sẽ xây dựng cao ốc 21 tầng và 02 tầng hầm với tổng diện tích sàn xây dựng là 116.490 m2; Diện tích sử dụng đất là 30.000 m2; Mật độ xây dựng 33%; dự kiến thu hút khoảng 2.000 nhân lực chất lượng cao trong năm 2015/2016, 4.000 nhân lực trong các năm tiếp theo tùy theo kết quả kinh doanh…
Tôi thấy, dự án công nghệ cao mà đặt trong khu dân cư đã là bất hợp lý. Samsung lại còn xin rất nhiều ưu đãi về miễn thuế đất trong 50 năm; miễn toàn bộ các khoản đóng góp GPMB, chi phí bồi thường; miễn thuế nhập khẩu thiết bị; được chuyển nhượng tài sản, đất trong trường hợp cần thiết... vượt khung ưu đãi của Việt Nam là khó chấp nhận được.
Tại sao tôi nói như vậy? Thứ nhất, về dự kiến xây dựng cao ốc 21 tầng. Hiện nay, BĐS Việt Nam đang bị ế thừa, xây dựng cao ốc 21 tầng Samsung định tính toán thế nào? Nó sẽ ảnh hưởng, tác động tới thị trường BĐS Việt Nam ra sao? Chưa nói tới việc phải hạn chế xây cao ốc ngay giữa khu dân cư đông đúc như vậy.
Thứ hai, vị trí đặt trung tâm nghiên cứu là không hợp lý. Xét riêng trong điều kiện hạ tầng, dịch vụ, giao thông hoàn toàn không thuận lợi cho một dự án nghiên cứu công nghệ cao như vậy. Thế giới, không ai làm thế cả.
Thứ ba, tại đây thiếu hẳn các điều kiện để Samsung có thể phát triển kinh doanh lâu dài. Vì thế, không thể dễ dàng đồng ý với những đề xuất của Samsung. Nếu nhà đầu tư nào cũng như Samsung thì không cần phải sinh ra các khu công nghệ cao nữa.
Tôi ngờ rằng, chủ trương xin xây dựng Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao nhưng sau đó chủ đầu tư lại xin chuyên đổi mục đích khác. Có thể là xây dựng trung tâm thương mại hoặc nhà ở, kinh doanh dịch vụ. Nếu thật sự như vậy, dự án có thể phá vỡ quy hoạch, gây nguy hại cho môi trường hoặc tạo điễm nghẽn về giao thông, hạ tầng cho Hà Nội. Rất phức tạp.
PV:-Cùng với Samsung, Apple cũng đang dự kiến xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển trị giá 1 tỷ đô tại Hà Nội. Các chuyên gia đã nói thẳng, nếu tiếp cận không đúng cách, ưu đãi thành thừa. Việt Nam không được gì. Trong bối cảnh, Samsung đang xin quá nhiều ưu đãi, Bộ KHĐT cũng đã có văn bản bác nhiều đề xuất ưu đãi của Samsung thì HN có nên tính toán, cân nhắc để tránh tình trạng chạy đua ưu đãi, ưu đãi đến hụt hơi?
ĐBQH Cao Sỹ Kiêm:-Đúng vậy, rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chỉ để kiếm lợi từ chính sách ưu đãi, từ thị trường tiềm năng, từ nguồn lao động giá rẻ...
Bây giờ không phải là lúc sẵn sàng trải thảm đỏ, mời gọi FDI bằng mọi giá nữa, lúc này thu hút phải có chọn lọc. Vì thế, Hà Nội phải tính toán và phải rút ra kinh nghiệm từ chính những bài học thực tế đó, không thể chạy đua ưu đãi.
Riêng Hà Nội, so sánh chất lượng thu hút FDI với các địa phương khác chỉ ở mức trung bình. Rất nhiều hạn chế vẫn đang tồn tại làm ảnh hưởng tới quá trình thu hút của Hà Nội như thủ tục rườm rà, phức tạp, dịch vụ chưa thông thoáng. Chỉ số cạnh tranh của Hà Nội cũng chưa bao giờ lọt được Top 10 trong các địa phương. Hà Nội nếu muốn thu hút FDI chất lượng tốt hơn thì phải cải thiện môi trường đầu tư, thay đổi tư duy, chứ không chỉ vì những yếu kém, hạn chế mà "vơ bèo vạt tép". Thu hút chạy theo số lượng, chạy theo chỉ tiêu, thành tích sẽ kéo chất lượng toàn nền kinh tế tụt xa hơn nữa.
Thời gian vừa qua đã thấy rất nhiều địa phương dũng cảm nói không với những dự án FDI không tốt, có nguy cơ gây hại cho môi trường rồi. Đó là bài học dũng cảm mà Hà Nội cần phải nhìn vào đó để học tập.
PV:- Các chuyên gia cũng nói thẳng, kể cả trong trường hợp Samsung, Apple đầu tư vào Việt Nam, thì Việt Nam cũng không có gì để đón khách. Trong khi, dự án công nghệ cao nhưng lại kinh doanh BĐS, như vậy, có thể lo ngại đến khả năng sản xuất bao bì cho Samsung cũng khó? Vậy ông kỳ vọng, Việt Nam có thể tận dụng thế nào từ dự án của Samsung? Và làm sao để tham gia vào Samsung?
ĐBQH Cao Sỹ Kiêm:- Đúng vậy, thu hút FDI, thu hút Samsung tới cả chục năm rồi nhưng Việt Nam chưa có được gì. Đó là do chất lượng thu hút và mục đích thu hút của Việt Nam. Các nhà đầu tư vào Việt Nam vẫn với vai trò đặt nhà xưởng, lắp ráp, gia công, Việt Nam không có gì cũng đúng.
Điều tôi lo ngại hơn là nền sản xuất Việt Nam đang bị phụ thuộc quá nhiều vào FDI. Nhìn những báo cáo xuất nhập khẩu thời gian qua có thể thấy kim ngạch xuất khẩu các ngành sản xuất chủ lực của Việt Nam đều nằm trong tay các doanh nghiệp FDI.
Nếu phụ thuộc quá nhiều vào FDI, đến một ngày ưu thế, ưu đãi cạn kiệt, FDI bóc hết lợi nhuận về nước, Việt Nam còn lại cái gì? Cái còn lại là những phân xưởng chuyên gia công, lắp ráp, làm thuê cho nước ngoài hay cái còn lại chỉ là những xưởng phế liệu với máy móc, thiết bị lạc hậu, không sản xuất được, bán sắt vụn không ai mua?
Tôi nói như vậy để thấy, chính sách thu hút FDI đang có quá nhiều vấn đề bất hợp lý. Bên cạnh thu hút FDI, cần phải có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước phát triển, thúc đẩy nền sản xuất nội địa, nâng cao năng lực, tự sản xuất. Tuy nhiên, thực tế đang đi ngược lại.
Với dự án công nghệ cao của Samsung cũng vậy, đầu tư công nghệ cao nhưng chỉ nhắm tới BĐS thì Việt Nam sẽ có được gì? Đến lúc đó, khả năng làm bao bì cho Samsung liệu có còn không?
Vì thế, Hà Nội phải có quy hoạch rõ ràng, có lộ trình, từng bước đổi mới công nghệ, có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cao có thể tiếp nhận được dây chuyền công nghệ mới.
Hà Nội phải tỉnh táo lựa chọn tránh tình trạng lợi dụng dự án công nghệ cao nhưng mục đích chỉ để kinh doanh BĐS, vơ vét tài nguyên, lợi ích.
PV:-Trước đó, các chuyên gia đã cảnh báo, Việt Nam nên dùng quyền của mình để lựa chọn nhà đầu tư. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, không thể chạy đua ưu đãi để thu hút nữa mà phải thu hút có chọn lọc. Nếu áp vào dự án của Samsung thì quyền lựa chọn của Việt Nam phải được hiểu thế nào? Làm sao để không bị thiệt?
ĐBQH Cao Sỹ Kiêm:- Nếu nhìn vào dự án, hoàn toàn có thể đặt ra các nghi vấn liên quan tới lợi ích nhóm trong trường hợp này.
Các đòi hỏi đó là quá vô lý, các cơ quan quản lý nhà nước chắc chắn không thể nhắm mắt cho qua một dự án bất hợp lý như vậy. Phải tỉnh táo, không thể bỏ quên lợi ích quốc gia chỉ vì lợi ích của một nhóm người.
PV:- Xin cảm ơn ông!
Theo Báo Đất Việt
评论专区