PGS.TS Nguyễn Văn Trào cho rằng,ĐàotạonhânlựctrìnhđộcaocủaViệtNamđãsẵnsàngchotươti so bayer giáo dục đại học trong môi trường quốc tế hóa cần điều chỉnh về chương trình, giáo trình, giáo viên, quản trị đại học,… nhằm thúc đẩy kết nối quốc tế đáp ứng đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
PGS.TS Nguyễn Văn Trào |
Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao: Thực trạng và xu thế trong quốc tế hóa giáo dục đại học” do Trường Đại học Hà Nội, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và Trường đại học Dublin (Ai-len) phối hợp tổ chức với sự tài trợ của Cơ quan hỗ trợ phát triển Ai-len, Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) và Viện nghiên cứu phát triển Pháp (IRD), diễn ra từ 11-12/12 vừa qua.
Phát biểu tại Hội thảo, PGS. TS Nguyễn Văn Trào - Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội khẳng định, cũng như vị chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới Klaus Schwab đã từng nói, “Cách mạng Công nghệ 4.0 là cuộc cách mạng toàn diện với nhiều công nghệ khác nhau. Các quốc gia bỏ lỡ chuyến tàu Cách mạng Công nghệ 4.0 sẽ bị tụt hậu; ai làm chủ Cách mạng Công nghiệp 4.0 thì người đó có lợi thế”. Chính sự thay đổi này dẫn đến sự chuyển hóa trong cấu trúc và chất lượng cầu về lao động. Đáp ứng nhu cầu về lao động chính là nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục Đại học.
PGS.TS Nguyễn Văn Trào cho rằng, giáo dục đại học trong môi trường quốc tế hóa cần điều chỉnh về chương trình, giáo trình, giáo viên, quản trị đại học,… nhằm thúc đẩy kết nối quốc tế đáp ứng đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong đó, cần chú trọng đến đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực hiện nay, bổ sung khiếm khuyết về kỹ năng, sáng tạo, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, đảm bảo lực lượng lao động chất lượng cao cho tương lai.
Cũng tại hội thảo, nhiều nhà khoa học, các học giả, các cơ quan nghiên cứu và các cấp quản lý trong và ngoài nước đã tham gia hưởng ứng.
Đại biểu dự hội thảo |
Hội thảo có hai phiên chuyên đề các nội dung: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh cách mạng 4.0 và Xu hướng quốc tế hoá giáo dục đại học.
Đặc biệt, hội thảo có tổ chức chuyến thăm thực địa mô hình quốc tế hoá giáo dục đại học và thăm làng văn hoá các dân tộc Việt Nam cho các đại biểu trong và ngoài nước.
Hội thảo đã tạo ra diễn đàn chia sẻ học thuật nhằm nâng cao năng lực cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và các đối tác.
Các nội dung trình bày của hội thảo đã chỉ ra nhu cầu và cơ hội để tăng cường đàm thoại, hợp tác giữa các đối tác toàn cầu trong cùng lĩnh vực giáo dục, từ đó giúp các nhà học thuật, các nhà nghiên cứu, học giả có cơ hội trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu thuộc tất cả khía cạnh của vấn đề phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục đại học.
Các bài viết chất lượng cao tại hội thảo sẽ được chọn lọc biên soạn, xem xét xuất bản tại Tạp chí Khoa học Giáo dục của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Thúy Nga