Cisco vừa công bố kết quả nghiên cứu "An ninh mạng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chuẩn bị phòng thủ số".
Kết quả nghiên cứu,ềudoanhnghiệpvừavànhỏởViệtNambịđánhcắpthôngtinkháchhàkèo pháp 59% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam gặp sự cố mạng trong 12 tháng qua. Các sự cố tấn công mạng đã khiến 86% số doanh nghiệp bị mất thông tin khách hàng vào tay kẻ xấu.
59% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam bị tấn công mạng trong 12 tháng qua. (Nguồn: Cisco) |
Thực trạng này đang khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ lo ngại hơn về rủi ro an ninh mạng. Theo báo cáo của Cisco, 71% doanh nghiệp nói rằng họ bất an hơn về an ninh mạng so với năm ngoái và 67% doanh nghiệp cảm thấy bị đe dọa bởi các nguy cơ an ninh mạng. Nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp đang thực hiện nhiều biện pháp chiến lược như tiến hành các chiến dịch mô phỏng nhằm cải thiện thế trận an ninh mạng.
Cisco cho biết, các cuộc tấn công mạng bằng mã độc và phần mềm độc hại là hình thức phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 89% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Những sự cố này đang ảnh hưởng đáng kể đến tình hình kinh doanh. 30% doanh nghiệp bị tấn công mạng cho biết họ tổn thất khoảng 500.000 USD hoặc nhiều hơn, trong đó 4% doanh nghiệp cho hay tổn thất có thể lên tới hơn 1 triệu USD.
39% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam từng bị tấn công mạng nhấn mạnh rằng các giải pháp an ninh mạng không đủ mạnh để phát hiện hoặc ngăn chặn cuộc tấn công là nguyên nhân hàng đầu gây ra những sự cố này. Trong khi đó, 32% cho rằng việc không có các giải pháp an ninh mạng là nguyên nhân chính.
Khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp bất an hơn về an ninh mạng. (Nguồn: Cisco) |
Bà Lương Thị Lệ Thủy, Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam lý giải, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đẩy nhanh tốc độ số hóa trong 18 tháng qua. Quá trình này thúc đẩy các doanh nghiệp có nhu cầu đặc biệt đối với việc đầu tư vào các giải pháp và khả năng giúp doanh nghiệp có thể tự bảo vệ mình trên mặt trận an ninh mạng.
Trước thách thức về an ninh mạng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang lên kế hoạch tiếp cận để hiểu và cải thiện thế trận an ninh mạng thông qua một số sáng kiến chiến lược. Nghiên cứu của Cisco chỉ ra rằng 88% doanh nghiệp vừa và nhỏ đã hoàn thành việc lên kịch bản và/hoặc mô phỏng cho các sự cố an ninh mạng tiềm năng trong 12 tháng qua, phần lớn có kế hoạch ứng phó và phục hồi.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng nhận thức được những mối đe dọa lớn nhất của họ đến từ đâu. Nghiên cứu nhấn mạnh rằng lừa đảo được xem là nguy cơ hàng đầu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Các mối đe dọa khác đối với an ninh bảo mật tổng thể bao gồm máy tính xách tay không an toàn, các cuộc tấn công có chủ đích bằng tác nhân độc hại và sử dụng thiết bị cá nhân.
Thông tin khả quan là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đầu tư ngày càng mạnh vào an ninh mạng. 87% doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đã gia tăng đầu tư vào an ninh mạng từ khi đại dịch bắt đầu, với 39% doanh nghiệp tăng đầu tư hơn 5%.
Các khoản đầu tư được phân bổ đều khắp nhiều lĩnh vực như giải pháp an ninh mạng, tuân thủ hoặc giám sát, nguồn nhân lực, đào tạo và bảo hiểm chứng tỏ sự thấu hiểu về sự cần thiết của phương pháp tiếp cận tích hợp và đa chiều trong việc xây dựng thế trận không gian mạng vững chắc.
Để cải thiện tình trạng an ninh mạng trong bối cảnh luôn thay đổi, các chuyên gia Cisco cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần thường xuyên thảo luận với lãnh đạo cấp cao, cổ đông để lên phương án tiếp cận những giải pháp an ninh mạng đơn giản, có khả năng tích hợp.
Đồng thời, doanh nghiệp phải luôn trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng thông qua việc thực hiện mô phỏng các mối nguy cơ ở môi trường thực, đào tạo nhân viên một cách bài bản và làm việc với đối tác công nghệ phù hợp.
Duy Vũ
Theo lãnh đạo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), số lượng các cuộc tấn công mạng vào Việt Nam đã giảm trong nửa đầu năm 2021 nhưng mức độ tinh vi và thiệt hại lớn hơn nhiều.