Gia đình không tin người bệnh trầm cảm
Thạc sĩ,ịtrầmcảmnhưngkhôngmuốnnhậnngườinhànóilàmquáket qua ulsan tâm lý gia Phan Thị Hoài Yến, Khoa Tâm thể, Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM) cho biết chị từng tiếp nhận một học sinh cấp 3 chủ động tìm đến khám tâm lý. Buổi tư vấn có mẹ của em đi cùng.
Học sinh này mở lòng và chia sẻ về những áp lực cũng như việc từng nghĩ đến tự tử. Tuy vậy, người mẹ lại than phiền con mình đang phóng đại tình hình.
“Người mẹ nói, có khi do chuyên gia tâm lý đã mồi suy nghĩ tiêu cực vào đầu con mình. Chứng kiến tình huống này, tôi nghĩ đứa trẻ ở nhà chắc đã rất cô đơn vì không thể chia sẻ”, chị nói.
Đó không phải trường hợp hiếm gặp khi thiếu sự lắng nghe từ gia đình. Chị Trần Thị Loan (33 tuổi, tên đã thay đổi) bắt đầu cảm thấy sức chịu đựng của bản thân giảm rõ rệt sau khi sinh con trong dịch Covid-19. Những căng thẳng, mệt mỏi xuất hiện thường xuyên, chị mất ngủ kéo dài và dễ bị kích động.
Một người bạn thân khuyên đi khám tâm lý vì nhưng chị Loan chần chừ. Nhiều tháng sau, suy nghĩ bản thân vô dụng chiếm lấy tâm trí chị Loan vì công việc không suôn sẻ. Chị gửi con về quê một tháng, xin nghỉ việc, ban ngày ngủ vùi và đến đêm lại thức trắng.
“Lúc đó, tôi định đi khám tâm lý nhưng chồng nói tôi đang làm quá. Anh ấy không tin tôi trầm cảm. Tôi cũng không biết mình có bệnh không nhưng tôi suy kiệt hoàn toàn”, chị Loan kể.
Một nghiên cứu cắt ngang với 139 bệnh nhân trầm cảm tại phòng khám Tâm thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cũng cho thấy có đến 50% trường hợp phủ nhận mình mắc bệnh. Ngược lại, những bệnh nhân cảm thấy cực kỳ khó khăn về công việc, gia đình, quan hệ xã hội thì tin rằng mình đang bị trầm cảm.
Theo bác sĩ Nguyễn Đào Uyên Trang, Giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM, đại diện nhóm nghiên cứu, trên thực tiễn lâm sàng phần lớn bác sĩ tập trung nhiều về triệu chứng mà ít quan tâm người bệnh có thật sự nghĩ mình đang bị trầm cảm hay không.
Bác sĩ Trang đánh giá việc nhận ra bệnh và tiếp cận dịch vụ y tế kịp thời sẽ giúp gia tăng hiệu quả điều trị, hạn chế các hậu quả đáng tiếc xảy ra, ví dụ như tự tử.
“Khoảng 50% bệnh nhân phủ nhận mình đang bị trầm cảm, đặc biệt 10% phủ nhận hoàn toàn việc bị bệnh. Do đó, chúng ta rất cần giáo dục thông tin cho bệnh nhân như thế nào là trầm cảm”, bác sĩ Trang cho hay.
Tại Hội nghị khoa học tâm thần toàn quốc 2023, bác sĩ Nguyễn Võ Văn Hiến, Khoa Tâm lý y học, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM cũng đã chia sẻ kết quả về một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả giáo dục tâm lý ở bệnh nhân trầm cảm. Người bệnh sẽ được cung cấp thông tin về bệnh, hỗ trợ về cảm xúc, hành vi giúp họ hiểu và ứng phó tốt hơn với bệnh lý của mình.
Kết quả cho thấy, sau 6 tháng điều trị, bệnh nhân trầm cảm dùng phương pháp điều trị phối hợp thuốc và giáo dục tâm lý có tỷ lệ đáp ứng với điều trị cao gấp 3,3 lần so với bệnh nhân dùng phương pháp điều trị thuốc đơn thuần.
Tăng truyền thông để giảm kỳ thị
Theo các chuyên gia, trầm cảm là rối loạn tâm thần thường gặp với các triệu chứng khí sắc trầm cảm, mất hứng thú, thay đổi cảm giác ngon miệng, mất ngủ, dễ mệt mỏi, chậm chạp hoặc kích động, khó ra quyết định, giảm khả năng tập trung, mặc cảm tội lỗi và ý nghĩ tự sát.
Đây cũng là một trong năm nguyên nhân dẫn đầu gây ra gánh nặng bệnh tật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, quan hệ xã hội, giao tiếp, công việc và học tập. Mất ngủ là dấu hiệu phổ biến nhất để người bệnh trầm cảm tìm đến Phòng khám Tâm thần kinh.
Bác sĩ Nguyễn Đào Uyên Trang, Đại học Y Dược TP.HCM bày tỏ lo ngại khi vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, hành vi tự tử tại Việt Nam vẫn còn bị kỳ thị.
Chị phân tích, ở các nước phương Tây, chuyện bệnh tật là của cá nhân, việc tiếp cận y tế là để giải quyết vấn đề cá nhân, vấn đề sức khỏe tâm thần không bị kỳ thị hay đánh giá. Còn tại nước ta, người có vấn đề sức khỏe tâm thần thường bị xem là “điên”, “khùng”. Thậm chí, gia đình có người thân mắc các bệnh này cũng bị quy cho lối sống, cách sống.
“Chính vì vậy, người dân thường có khuynh hướng giấu bệnh và chỉ tiếp cận dịch vụ y tế khi tình trạng rất nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống”, bác sĩ Trang nói.
Trước thực tế trên, các bác sĩ cho rằng rất cần tăng cường truyền thông và giáo dục về vấn đề rối loạn sức khoẻ tâm thần đến với người dân, người bệnh và cộng đồng. Từ đó, người dân nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh để thăm khám, phòng ngừa các hậu quả xấu, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng, giảm kỳ thị.
Theo Tiến sĩ Cao Hưng Thái, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng rối loạn tâm thần có xu hướng gia tăng. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến trong năm 2014 là 14,2% dân số, riêng rối loạn trầm cảm chiếm 2,45%. Tỷ lệ tự sát trong năm 2015 là 5,87 trên 100.000 dân.
Ngoài ra, tỷ lệ trầm cảm trong khi mang thai là 5%, trầm cảm sau sinh là 8,2%, tỷ lệ mắc mới trầm cảm sau sinh là 6,5% (2018), tỷ lệ trầm cảm ở người bệnh ung thư phổi là 24,6% (2017).
Mất ngủ liên tục, phụ nữ dễ trầm cảm sau sinhSuốt một tháng chăm con, chị Lan không có một giấc ngủ tròn trịa. Có lúc người chồng phát hiện chị cầm dao định cứa vào tay để giải tỏa cơn mệt mỏi.