Bảo tàng lưu giữ di sản văn hoá Mường rộng hàng 1.000m2 _bxh ngoai hang anh

  发布时间:2025-01-15 10:16:50   作者:玩站小弟   我要评论
Tin thể thao 24H Bảo tàng lưu giữ di sản văn hoá Mường rộng hàng 1.000m2 _bxh ngoai hang anh。

Ban tổ chức Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc huyện Nho Quan (Ninh Bình) vừa thông tin tới báo chí về việc tổ chức ngày hội này cùng với tuần lễ Cúc Phương đại ngàn - sẽ khai mạc tại vườn Quốc gia Cúc Phương từ ngày 29/4 tới đây. Trong thời gian này,ảotànglưugiữdisảnvănhoáMườngrộnghàngm bxh ngoai hang anh sẽ có nhiều hoạt động được tổ chức như văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian truyền thống; hội trại gắn với trưng bày giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc; các sản phẩm đặc trưng của địa phương. 

Ông Hoàng Khắc Tiệp - Chủ tịch UBND huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) cho biết, sức sống của văn hóa bản địa cũng là nét đặc biệt của Nho Quan. Trên địa bàn huyện này có khoảng 29.000 người là dân tộc Mường sinh sống (chiếm 15% dân số của huyện). Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số trên địa bàn luôn được huyện Nho Quan quan tâm, chú trọng. Thông qua các Đề án bảo tồn, khôi phục và phát huy một số nét đẹp văn hóa dân tộc Mường và Đề án bảo tồn văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường…, đồng bào có cơ hội phát huy những di sản văn hóa.

Từ ngày 25/11/2005, Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại điều này đã thôi thúc các địa phương có di sản này càng chú trọng hơn. Chính vì thế, dự kiến, một không gian văn hóa Mường cũng sẽ được xây dựng trong nội khu Vedana nhằm lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống của người Mường ở Cúc Phương nhằm bảo tồn văn hoá cồng chiêng dân tộc Mường.

Ông Lê Quốc Thịnh chia sẻ với báo chí về quy mô của bảo tàng văn hoá Mường (Ảnh: Vedana).

“Ở Nho Quan, sản phẩm văn hóa của bản Mường hết sức phong phú. Có nhiều bản còn nguyên vẹn các phong tục xưa. Điều đó chúng tôi đánh giá rất cao. Đấy cũng là nét văn hóa cần bảo tồn. Trong tương lai sẽ hiện hữu một nhà Bảo tàng văn hoá Mường với quy mô 1.000m2 tại Vedana hiện thực hóa kỳ vọng mỗi công trình được xây dựng sẽ là một sản phẩm du lịch mang đậm nét văn hóa bản địa. Bảo tàng không chỉ là nơi trưng bày mà còn lưu giữ, là nơi bà con có thể gửi gắm những kỷ vật, vật dụng gắn bó với sinh hoạt, lao động sản xuất nhiều đời nay. Để nhanh chóng "cứu" các vật dụng xưa cũ của bà con không bị bán đồng nát hay nung chảy để đúc mới, công tác sưu tầm, bảo quản hiện vật đang được tiến hành tích cực”, ông Lê Quốc Thịnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Dịch vụ Du lịch Cúc Phương khẳng định. 

Đồ cùng và cồng chiêng của người Mường.

Ông Lê Quốc Thịnh chia sẻ, bên cạnh việc sẽ có bảo tàng Mường điểm nhấn thì điểm nhấn riêng có ở đây còn là khu nhà tre có tổng chiều cao lên đến hơn 15m, tương đương một ngôi nhà cao 5 tầng. Các công trình bằng tre lớn này do KTS nổi tiếng Võ Trọng Nghĩa, người đã mang công trình tre đi khắp thế giới, thiết kế và thực hiện. Các đồ dùng của người Mường cũng được trưng bày trong các công trình này.

Khu nhà tre cao tới 15m cũng sẽ là nơi trưng bày các đồ dùng của người Mường (ảnh: Vedana).

Cồng chiêng là loại nhạc cụ không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của người Mường ở Nho Quan được truyền từ đời này sang đời khác, trở thành một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc Mường.

Cồng chiêng thường được sử dụng theo dàn gồm 10 hoặc 12 chiếc được đúc bằng đồng thau hoặc đồng đỏ. Trong các bản Mường, thường có phường cồng chiêng gồm từ 15 đến 30 người. Người chơi thường là nữ nhưng cũng có khi cả nam và nữ. Mỗi người cầm một chiếc tay này xách quai đeo cồng, tay kia cầm dùi gỗ, có quấn vải một đầu gõ vào núm cồng theo nhịp điệu và tiết tấu của bài. Một dàn cồng chiêng của người Mường có 02 hình thức biểu diễn: dàn hàng ngang đứng tại chỗ, hoặc vừa đánh vừa đi thành một vòng tròn và đánh các tiết tấu của từng bài, có thể chuyển nhiều bài chiêng trong một lần đánh. Những bài cồng chiêng gắn bó mật thiết với đời sống, gắn liền với quá trình lao động sản xuất của đồng bào Mường, phản ánh tâm hồn và cuộc sống của người Mường; có những bài đã lưu truyền hàng ngàn năm, song cũng có những bài mới sáng tác gần đây.

Có thể nói tiếng cồng, tiếng chiêng có mặt ở khắp mọi nơi, mọi thời khắc đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi người dân Mường. Trước đây, người Mường sử dụng dàn cồng chiêng trong các lễ hội (lễ xuống đồng, hội đánh cá, lễ cơm mới, lễ mừng nhà mới…), trong đám cưới, đám tang, báo động khi có hỏa hoạn, trộm cắp, báo có thú dữ đến phá hoại mùa màng.. hoặc để tập trung mọi người thông báo những việc chung của làng, bản.

Đặc biệt, cồng chiêng được sử dụng nhiều nhất trong các cuộc hát sắc bùa mỗi dịp tết cổ truyền. Vào ngày 30 tết, mỗi bản sẽ có ít nhất một Phường bùa, bản nào rộng có thể lên tới hai, ba Phường bùa, mỗi Phường bùa phải có ít nhất một dàn cồng chiêng đi theo. Những người đánh cồng chiêng trong Phường bùa không những giỏi hát đối đáp mà còn phải đánh được nhiều bài chiêng khác nhau. Mỗi khi trưởng đoàn cất tiếng hát thì tiếng cồng chiêng lại ngân vang nhịp theo điệu hát của trưởng đoàn và điệu hát đối của khách. Cứ như thế trong ba ngày tết, họ đi hát từ bản này sang bản khác, đến từng nhà, không kể nhà giàu, nghèo, cầu chúc cho các gia đình sang năm mới gặp nhiều may mắn.

Theo thời gian, gần đây người ta không còn được nghe tiếng cồng chiêng vang trên các bản làng, cồng chiêng không còn được sử dụng nhiều trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Mường; văn hóa cồng chiêng cũng dần dần mai một. Nếu như trước kia, hầu như mỗi gia đình người Mường đều có ít nhất một chiếc chiêng trong nhà thì hiện nay gần như không còn nữa. Chỉ còn một vài gia đình giữ được và đưa vào nhà thờ họ hoặc đưa lên các hang núi để thờ chứ không để trong nhà sử dụng trong mỗi dịp sinh hoạt cộng động như trước đây.

Trước những nguy cơ dẫn tới sự mai một của văn hoá cồng chiêng, tỉnh Ninh Bình đã và đang xây dựng những giải pháp bền vững để bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hoá cồng chiêng tại địa phương.

Tình Lê

 

相关文章

最新评论