TheàNộilêntiếngvềkiếnnghịchophépnângtầngnhàởriênglẻkeonhacai5.o cử tri, việc điều chỉnh chiều cao này để tạo điều kiện cho các hộ gia đình đang gặp khó khăn về nhà ở.
Trả lời kiến nghị trên, UBND TP Hà Nội cho biết, chiều cao của các công trình nhà ở riêng lẻ trên địa bàn thành phố được xác định trên cơ sở chỉ tiêu khống chế của quy hoạch khu vực, phù hợp với quy chuẩn xây dựng Việt Nam, tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành. Theo đó, tầng cao công trình nhà ở riêng lẻ được xác định cao không quá 6 tầng.
Tại một số khu vực đặc thù như khu vực vành đai xanh sông Nhuệ (trong đó có một phần diện tích của quận Bắc Từ Liêm), theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, được định hướng mật độ xây dựng thấp, công trình xây dựng thấp tầng, tăng tỷ lệ cây xanh.
Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, UBND TP đã phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị GS tỷ lệ 1/5000 tại Quyết định số 3976/QĐ-UBND ngày 13-8-2015, theo đó, tầng cao công trình trong quy hoạch phân khu GS chủ yếu được xác định cao không quá 3 tầng. Riêng các khu vực đất chức năng ở làng xóm, dân cư hiện có (xây dựng nhà ở riêng lẻ) đã được cho phép xây dựng công trình cao đến 5 tầng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu về diện tích nhà ở của người dân cũng như không làm ảnh hưởng đến định hướng của quy hoạch chung tại khu vực.
“Với kiến nghị của cử tri, trong các trường hợp cụ thể, UBND TP sẽ xem xét giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc nghiên cứu về chỉ tiêu tầng cao cụ thể của nhà ở riêng lẻ trên nguyên tắc bảo đảm quyền lợi của người dân cũng như đáp ứng được định hướng chung của quy hoạch thành phố, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, bảo đảm mỹ quan đô thị” – UBND TP Hà Nội thông tin.
Bộ Xây dựng khuyến cáo nhà riêng lẻ chỉ nên xây tối đa 2 tầng hầmBộ Xây dựng vừa đưa ra khuyến cáo nhà ở riêng lẻ chỉ nên xây dựng tối đa 2 tầng hầm.