Tri ân các Thầy Cô giữa núi rừng Bắc bộ
Vào những ngày đầu đông,ầycôngườidântộcthiểusốkq swansea đoàn thực hiện chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô 2020” đến với thị trấn Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Nơi đây không ai là không biết đến tên cô giáo Lồ Thị Lan của trường Tiểu học Dìn Chin. Đã hơn 9 năm nay cô cùng đồng nghiệp trèo đèo lội suối, không quản khó nhọc hứng từng giọt nước mưa, nước suối đảm bảo sinh hoạt cho học sinh ở khu nội trú.
Hình ảnh cô Lan và các em học trò phải đi múc nước suối trong đêm |
Chỉ với những chiếc can nhựa nhỏ, cô và trò nơi đây bất kể ngày đông giá rét hay mùa hạ oi nồng đều đặn vừa chịu khó học tập, vừa chăm chỉ đi lấy nước. Cô Lan cùng các đồng nghiệp không quản khó nhọc, lặn lội đến từng thôn bản vận động con em dân tộc thiểu số theo đuổi từng con chữ.
Và những hy sinh, nỗ lực của cô được đổi lại là những trái ngọt cho các em học sinh và nhận thức chung của dân làng nơi đây. Mái trường Dìn Chin đã ươm mầm cho hàng trăm học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao ý thức về giáo dục của khu vực để tạo nên một thế hệ tương lai, góp phần phát triển đất nước.
Tập đoàn Thiên Long cùng ban tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô 2020” trao tặng những phần quà ý nghĩa cho cô Lan và học sinh trường TH Dìn Chin |
Ngược về miền Trung thăm cô giáo trẻ
Tạm biệt những rẻo cao phía Bắc, đoàn thực hiện lại tiếp tục lên đường đến thăm “khúc ruột” miền Trung. Tại đây, đoàn được gặp gỡ cô Đinh Thị Hồng Linh - người giáo viên trẻ 5 năm ròng rã cõng học sinh qua mỗi mùa nước dữ.
Có niềm đam mê cháy bỏng với nghề giáo, cô Linh đã từ Bình Định ra Hà Nội học Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương I và không ngần ngại trở về quê hương làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.
Cô Linh tâm sự: “Bạn bè lũ lượt cùng nhau xách balo lên thành phố lập nghiệp, còn mình nhìn những đứa trẻ trong làng bơ vơ, nhem nhuốc trong bếp lửa hay lẽo đẽo lên nương mà không biết cái chữ, nên mình quyết tâm ở lại, quyết tâm hết lòng với nghề.”
Lớp học nhỏ của cô Linh và trường mầm non An Dũng lúc nào cũng có đông đủ các em học sinh |
Cho dù huyện An Lão, tỉnh Bình Định dân cư thưa thớt, cả xã chỉ có một lớp mẫu giáo, đa số người dân đều có thói quen để trẻ ở nhà với người thân. Vậy mà hiện nay, trường Mầm non An Dũng - nơi cô Linh đang làm việc có đến 15 giáo viên và 89 em nhỏ từ 3 - 5 tuổi. Đây chính là những kết quả khả quan từ sự hy sinh thầm lặng của cô Linh, không quản ngại khó khăn cõng các em vượt suối, qua rừng, từ trường về nhà và ngược lại.
Tìm đến thầy giáo Khmer tận tâm, yêu nghề
Xuôi về miền Tây, BTC chương trình có dịp ghé thăm thầy Danh Minh và các em học sinh trường THCS Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang vào một ngày trời đông se lạnh. Sự thấm mệt bởi đường xá và khí hậu của đoàn đã nhanh chóng bị xua tan khi được trực tiếp tham gia vào tiết dạy Sinh lớp 6 của học sinh nơi đây.
Niềm hân hoan của các em khi học bài trái ngược hẳn với sự thiếu thốn, khó khăn của đời sống sinh hoạt. Đây chính là nhờ công lao của thầy Danh Minh, người không ngừng cập nhập các cách giáo dục sáng tạo, đổi mới sao cho phù hợp với điều kiện của học sinh và nhà trường.
Khi được hỏi về cách dạy của thầy Danh Minh, các trò hớn hở kể về các tiết học của thầy: “Chúng em được học về quá trình tạo tinh bột của lá khi có ánh sáng từ chính mấy lá khoai lang ngoài vườn, giờ em cũng mới biết cỏ rong đuôi chó và rất nhiều loại thực vật khác đều có thể quang hợp thải khí Oxy cho môi trường.” Qua đó chúng ta có thể thấy công lao của thầy khi cố gắng tạo mọi điều kiện để học sinh vừa học lý thuyết, vừa thực hành trong hoàn cảnh thiếu thốn dụng cụ và các phòng thí nghiệm chuyên dùng.
Không chỉ quan tâm đến việc học trên lớp, thầy còn đến tận nhà hỏi han tình hình đời sống của học sinh |
Những thầy, cô giáo kể trên chính là những tấm gương sáng đại diện cho một thế hệ giáo viên mới trên toàn quốc.
Ông Trịnh Văn Hào - Giám đốc Marketing Tập đoàn Thiên Long chia sẻ: “Đó là thế hệ thầy cô giáo có tinh thần khai phóng, không ngừng cập nhật thông tin và áp dụng công nghệ trong việc dạy và học; là những thầy cô ngoài việc dạy kiến thức ở trường, còn gợi mở tư duy, kể chuyện thực tế cuộc sống, rèn luyện kỹ năng sống cho các em học sinh…”.
Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô 2020” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long tổ chức. Thông tin chi tiết về chương trình và hình ảnh những tấm gương thầy cô người dân tộc thiểu số được cập nhật tại fanpage: https://www.facebook.com/chiasecungthayco |
Ngọc Minh