Chuyên gia Helen Pearson đã chia sẻ kinh nghiệm làm mẹ của mình trong một buổi tọa đàm và đưa ra những lời khuyên cho các cặp vợ chồng có con nhỏ. Helen Pearson cho biết,ờikhuyêntừchuyêngiachocáccặpvợchồngcóconnhỏbảng xếp hạng bóng đá giải hạng nhất anh cô dành ra 15 phút mỗi tối để nói chuyện với các con về một ngày của chúng. Ngay sau đó, cô cho chúng đi ngủ. Đây là một trong những bí quyết chăm sóc con của Helen. 1. Cho bé ngủ chung giường với mẹ cho đến khi 3 tuổi Một số nhà nghiên cứu cho rằng biện pháp an toàn nhất để trẻ ngủ là ngủ với mẹ. Trẻ sẽ cảm thấy không an toàn nếu đưa chúng vào căn phòng khác và tách khỏi mẹ. Mười sáu trẻ sơ sinh được nghiên cứu khi ngủ trong nôi và trên ngực của mẹ. Qua theo dõi, những bé nằm trong nôi một mình gặp căng thẳng gấp 3 lần. Theo đó, cách tốt nhất là cho trẻ ngủ cùng mẹ đến 3 tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ dưới 4 tháng tuổi, mẹ cần sử dụng một số biện pháp an toàn, tránh đè vào bé hoặc khiến bé ngạt thở. Ví dụ: Sử dụng nôi nằm chung giường. Chiếc nôi này vừa giúp bé có không gian riêng khi nằm cùng giường với mẹ nhưng vẫn giúp bé cảm nhận hơi ấm từ mẹ. Nếu cho con nằm trên ngực, mẹ cần giữ tinh thần tỉnh táo, tránh ngủ quên rồi làm rơi con xuống. 2. Đừng ép con ăn Một số cha mẹ hay ép trẻ ăn vì sợ trẻ đói. Tốt hơn hết là đừng tạo áp lực cho trẻ về thức ăn. 3. Đừng hoảng sợ nếu con bạn không muốn sử dụng bô Trẻ sử dụng bô là điều tuyệt vời, giúp bạn không phải tốn tiền mua bỉm hàng tháng. Tuy nhiên, việc huấn luyện con ngồi bô cần thực hiện đúng thời điểm. Theo một bác sĩ nhi khoa nổi tiếng, độ tuổi thích hợp nhất là từ 2 - 4 tuổi. 4. Dạy con tự đưa ra quyết định. Bác sĩ nhi khoa Gwenn Schurgin O’Keeffe nói rằng, các bậc phụ huynh đừng áp đặt ý muốn của mình lên những đứa trẻ. Bạn có thể đưa ra sự lựa chọn để con quyết định. Ví dụ, hỏi con bạn thích món gì trong bữa tối hoặc con muốn mặc áo phông màu gì?... 5. Cho con tự trao đổi với bác sĩ Các chuyên gia cho biết trẻ em cũng nên học cách đi thăm khám bác sĩ và tự cung cấp cho bác sĩ một số thông tin cơ bản. Bác sĩ Abrams nói rằng trẻ em đến 6 tuổi có thể bắt đầu trả lời một số câu hỏi trong quá trình kiểm tra sức khỏe. Cha mẹ đừng trả lời thay con. Khi nào chúng không diễn tả được triệu chứng, bạn mới lên tiếng. Các con cần hiểu rằng, chúng cũng phải có trách nhiệm với sức khỏe của mình. 6. Chú ý đến sự thay đổi trong thói quen ăn uống ở trẻ sơ sinh Trẻ sơ sinh sẽ ăn liên tục. Nếu bạn phải đánh thức trẻ dậy để ăn hoặc nếu chúng không ăn hết cữ bú bình thường, khả năng con đang bị ốm. Ngoài ra, hãy chú ý đến các triệu chứng khác như: Trẻ có đổ mồ hôi khi ăn, thay đổi cách khóc, trẻ ngủ nhiều hơn bình thường... 7. Làm những điều này nếu con bạn dưới 1 tuổi và không ngừng khóc Nếu trẻ đã ăn no, vệ sinh sạch sẽ nhưng vẫn quấy khóc, hãy thử áp dụng các phương pháp sau: - Đung đưa chúng trên ghế bập bênh hoặc trong vòng tay của bạn (Lưu ý: đung đưa nhẹ chứ không phải rung lắc). - Phát nhạc nhẹ - Bế con đi dạo vài vòng - Phát tiếng ồn trắng nhịp nhàng. Tiếng ồn trắng gồm: tiếng quạt hoặc máy rửa bát, tiếng tivi. Hiện nay tiếng ồn trắng được ghi âm và làm thành file âm thanh, có sẵn trên Youtube. 8. Xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng ngay từ khi còn nhỏ Một số chuyên gia tâm lý cho rằng trẻ em có lòng tự trọng tốt sẽ hạnh phúc hơn. Đứa trẻ ít phải chịu áp lực của bạn bè hơn và lòng tự trọng giúp trẻ đưa ra quyết định tốt hơn. Cha mẹ nên khen ngợi trẻ và ghi nhận những nỗ lực và thành tích của trẻ. Khuyến khích con xây dựng lòng tự trọng bằng cách: - Trao cho con những trách nhiệm phù hợp với lứa tuổi và không quên nói lời cảm ơn để đáp lại. - Dành thời gian cho con. Trẻ em cần hiểu rằng, chúng có vai trò quan trọng với bố mẹ. 9. Giả vờ không nghe thấy tiếng la hét khi con đang cáu kỉnh Trẻ thường có xu hướng ăn vạ hoặc cáu kỉnh khi không được đáp ứng nhu cầu. Tiến sĩ Tanya Remer Altmann nói rằng cách tốt nhất để ngăn chặn cơn giận dữ của con là phớt lờ chúng. Trường hợp bố mẹ cùng con đang ở một nơi an toàn, họ chỉ cần nhìn ra chỗ khác. Ngay sau khi con thấy tiếng khóc của mình không gây được sự chú ý với bố mẹ, chúng sẽ nín ngay lập tức. Điều này sẽ khó thực hiện ngay lần đầu tiên nhưng bạn có thể thử vài lần. Ngoài ra, đưa trẻ một số sách và đồ chơi yêu thích để hướng sự chú ý của chúng vào đó. Trường hợp ở ngoài, bạn hãy im lặng và lặng lẽ quan sát con. 10. Lên kế hoạch cho một hoạt động vui vẻ sau chuyến thăm khám nha sĩ của con bạn Nếu bạn sắp đưa con đi khám răng, hãy cố gắng lên kế hoạch cho một số hoạt động vui chơi ngay sau đó. Bạn có thể hỏi con mình muốn làm gì sau khi đến nha sĩ. Điều này sẽ khiến trẻ thích thú và hứng khởi hơn khi đi khám răng. Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng cũng rất quan trọng và bạn cũng cần dạy con mình kỹ càng. Bạn có thể cho trẻ tự chọn bàn chải và kem đánh răng và cùng con đọc sách, xem các video dành cho trẻ em nói về vấn đề vệ sinh răng miệng. 9 sai lầm của cha mẹ ảnh hưởng đến tính cách của conNhững sai lầm trong nuôi dạy con dưới đây rất nhỏ nhặt nhưng chúng có thể hủy hoại tương lai của con bạn. |