CEO Apple Tim Cook bất ngờ tới Hà Nội
Ngày 15/4,ấtngờtớiHàNộiCụcATTTcảnhbáolỗhổngbảomậtmớkèo trực tuyến CEO Apple Tim Cook bất ngờ đến Việt Nam. Tại Hà Nội, ông gặp gỡ Thủ tướng Phạm Minh Chính, các nhà phát triển và người tiêu dùng...
Ông chia sẻ, "Apple luôn nỗ lực để xây dựng những mối liên kết sâu sắc và mang đến nhiều lợi ích hơn cho người dân ở nơi chúng tôi hoạt động. Từ việc hợp tác với các nhà cung cấp địa phương, đến hỗ trợ các dự án cung cấp nước sạch và các cơ hội giáo dục, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục tăng cường các kết nối tại Việt Nam.”
Cùng ngày, Tim Cook đã đăng bức ảnh đầu tiên kể từ khi đặt chân đến Việt Nam. “Xin chào Việt Nam! Cảm ơn các nghệ sỹ tài năng Mỹ Linh và Mỹ Anh đã tiếp đón nồng hậu. Và tôi cũng rất yêu thích cà phê trứng”, CEO Apple viết trên X ngày 15/4.
Người đứng đầu “Táo khuyết” cũng dành những “lời có cánh” ngay khi đặt chân tới Hà Nội: “Không có nơi nào như Việt Nam, một đất nước sôi động và xinh đẹp”.
Chuyến thăm Việt Nam bất ngờ của Tim Cook – CEO hãng công nghệ giá trị nhất thế giới – thu hút sự chú ý từ cộng đồng công nghệ nói riêng và kinh doanh nói chung.
Sau khi thông tin được công bố, từ khóa “Tim Cook đến Việt Nam” đã lọt top thịnh hành trên cả Facebook và Google. Bài đăng uống cà phê trứng của Tim Cook cũng đã đạt gần 20.000 lượt xem chỉ sau hơn 10 phút đăng tải.
Cục An toàn thông tin cảnh báo 16 lỗ hổng bảo mật mới
Cảnh báo về 16 lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng mức cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm của Microsoft vừa được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) gửi tới đơn vị chuyên trách CNTT, an toàn thông tin các bộ, ngành, địa phương; Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cùng những ngân hàng thương mại cổ phần, tổ chức tài chính.
Những lỗ hổng trên được Cục An toàn thông tin cảnh báo trên cơ sở đánh giá, phân tích từ danh sách bản vá tháng 4/2024 đã được Microsoft công bố với 147 lỗ hổng tồn tại trong các sản phẩm của hãng công nghệ này.
Trong 16 lỗ hổng bảo mật mới được cảnh báo, có 2 lỗ hổng được các chuyên gia khuyến nghị cần đặc biệt chú ý, đó là: Lỗ hổng CVE-2024-20678 trong Remote Procedure Call Runtime - RPC (một thành phần của Windows tạo điều kiện giao tiếp giữa các tiến trình khác nhau trong hệ thống qua mạng - PV), cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa; Lỗ hổng CVE-2024-29988 trong SmartScreen (một tính năng bảo mật được tích hợp sẵn trong Windows), cho phép đối tượng tấn công vượt qua cơ chế bảo vệ.
Cục An toàn thông tin đề nghị các cơ quan, tổ chức cũng như các doanh nghiệp kiểm tra, rà soát, xác định máy tính sử dụng hệ điều hành Windows có khả năng bị ảnh hưởng, đồng thời cập nhật bản vá kịp thời để tránh nguy cơ bị tấn công mạng.
Thủ tướng ban hành kế hoạch năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số
Ngày 19/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã ký quyết định ban hành kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban.
Mục tiêu chung của kế hoạch là đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia theo hướng hiệu quả, thiết thực, đóng góp tích cực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và giai đoạn 2021 – 2025 của Chính phủ.
Kế hoạch còn hướng tới tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành về chuyển đổi số của các ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Ban chỉ đạo chuyển đổi số các bộ, ngành, địa phương; Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc triển khai chuyển đổi số.
Đồng thời, tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia cùng các chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số.
Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số xác định rõ 8 chỉ tiêu cụ thể ưu tiên thực hiện chủ đề chuyển đổi số năm 2024 là "Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững".
Áp “tối hậu thư” cho nhà mạng để chặn SIM rác
Ngày 7/3/2024, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chủ trì cuộc họp về vấn đề xử lý SIM rác và chỉ đạo: Nhà nước chỉ tham gia trực tiếp vào các nội dung còn chưa đầy đủ quy định, biện pháp quản lý. Khi đã có đầy đủ các quy định, biện pháp quản lý thì việc thực hiện là của doanh nghiệp, Nhà nước sẽ tập trung quản lý thông qua công tác thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm nếu phát hiện các hành vi vi phạm.
Bộ TT&TT yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông phải xử lý xong tất cả các SIM tồn kênh, chuyển về SIM không có thông tin thuê bao (có hoặc không có gói cước), đảm bảo SIM thuê bao phải chính xác, đúng quy định, trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chỉ có thể kích hoạt, phát triển mới bởi chính các nhà mạng.
Bộ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông trước ngày 22/3/2024, các SIM đang khóa 2 chiều, có thông tin thuê bao, có gói cước phải chuyển trạng thái về SIM không có thông tin thuê bao. Trước ngày 15/4/2024, các SIM đang khóa 1 chiều, có dấu hiệu kích hoạt sẵn phải chuyển trạng thái về SIM không có thông tin thuê bao; Xử lý xong tập thuê bao một giấy tờ đứng tên nhiều SIM (từ 4 SIM/1 giấy tờ trở lên).
Sau ngày 15/4/2024, các doanh nghiệp viễn thông di động chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện SIM được phát triển mới không đúng quy định.
Trường hợp phát hiện các vi phạm như SIM tồn kênh có thông tin thuê bao... Thanh tra Bộ tổ chức thanh tra xử lý vi phạm, có thể xem xét ở mức cao nhất là dừng phát triển thuê bao mới. Đồng thời, Bộ TT&TT sẽ xem xét có văn bản nhắc nhở người đứng đầu các doanh nghiệp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét có hình thức kỷ luật.
Đề nghị xử phạt Viettel, FPT, CMC do sai phạm về cuộc gọi rác
Chia sẻ tại cuộc họp Giao ban quản lý Nhà nước Quý 1/2024 với đối tượng quản lý là các doanh nghiệp, hội, hiệp hội và các cơ quan báo chí, bà Hoàng Thị Phương Lựu, Chánh Văn phòng Bộ TT&TT cho hay, trong Quý 1/2024, Bộ TT&TT đã tổ chức 7 cuộc thanh tra hành chính, gồm 3 cuộc theo kế hoạch, 4 cuộc đột xuất, ban hành 4 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt là 155 triệu đồng.
“Bộ TT&TT đã ban hành kết luận kiểm tra về việc chấp hành quy định chống cuộc gọi rác với các doanh nghiệp viễn thông. Sau khi kiểm tra đột xuất, 3 nhà mạng là Viettel Telecom, CMC Telecom, FPT Telecom bị đề nghị xử phạt mỗi đơn vị 140 triệu đồng”, Chánh Văn phòng Bộ TT&TT cho biết.
Trước đó, theo nguồn tin của VietNamNet, Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) đã ban hành 4 kết luận kiểm tra về việc chấp hành quy định chống cuộc gọi rác dịch vụ điện thoại cố định.
Theo kết luận kiểm tra, cả 4 đơn vị này đều chưa thực hiện triệt để các biện pháp ngăn chặn cuộc gọi quảng cáo đến Danh sách không quảng cáo (Do Not Call).
Trước những tồn tại, hạn chế, vi phạm trên, Viettel, CMC Telecom và FPT Telecom cùng bị đề nghị xử phạt hành chính mỗi đơn vị 140 triệu đồng. Đồng thời, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ 2 tháng đối với các thuê bao vi phạm.
Cú lừa chấn động mạng xã hội Trung Quốc, Apple đầu tư kỷ lục vào SingaporeCú lừa chấn động mạng xã hội Trung Quốc; Apple đầu tư kỷ lục vào Singapore... là những thông tin nổi bật trong bản tin công nghệ thứ 7 tuần này.(责任编辑:World Cup)