6 tháng nay,ệnhtràndịchmàngtinhhoànhaygặpởbétraicódấuhiệugìbdkq y chị Q.A (Hà Nội) phát hiện vùng bìu phải của con trai 2 tuổi to hơn so với bên đối diện. Khối lúc to, lúc nhỏ, đặc biệt mỗi lần trẻ ốm sốt thì khối to rõ hơn. Chị đưa con tới khám tại khoa Nam học và y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Qua thăm khám lâm sàng và quan sát hình ảnh trên siêu âm, bác sỹ phát hiện cậu bé bị tràn dịch màng tinh hoàn bên phải.
Một trường hợp khác cũng nhận chẩn đoán tràn dịch màng tinh hoàn là bé T.B (1 tuổi, Bình Dương). Mẹ bé phát hiện con trai ngoài hai tinh hoàn bình thường lại có thêm một khối kích thước tương tự nằm trên bên phải.
“Bác sĩ ơi, con tôi có ba tinh hoàn”, chị nói với bác sĩ phòng khám Ngoại, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) khi đưa con đi viện.
Theo vị phụ huynh, chị phát hiện bất thường này khi con mới qua tiệc đầy tháng. Bé không khóc, không đau. Gần 1 năm, kích thước của "khối lạ" dường như càng lớn.
Tràn dịch màng tinh hoàn phổ biến ở trẻ trai, triệu chứng nhận biết ra sao?
Tràn dịch màng tinh hoàn là tình trạng tích tụ dịch tại màng bao quanh tinh hoàn, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên "hạt cà". Bệnh lý này phổ biến, chiếm tỷ lệ 3 - 5% ở trẻ đủ tháng, tăng lên gấp 3 lần ở trẻ sinh non. Đặc biệt trẻ sinh non dưới 30 tuần, thiếu cân dưới 1.500g thì tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với trẻ đủ tháng.
"Trẻ thường bị bên phải nhiều hơn bên trái, có khoảng 10% trẻ bị cả hai bên" - BSCKII Phan Ngọc Duy Cần, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho hay.
Đây là bệnh lý bẩm sinh do ống phúc tinh mạc ở trẻ trai không xơ hóa hoặc xơ hóa không hoàn toàn, để lại một lỗ thông giữa ổ bụng và khoang màng tinh hoàn, dẫn tới dịch từ ổ bụng đi qua lỗ thông tích tụ tại khoang màng tinh hoàn.
Ở trẻ có tràn dịch màng tinh hoàn, người lớn trong nhà có thể quan sát thấy vùng bìu của trẻ một bên hoặc cả hai bên to hơn bình thường, bìu căng tròn, không có các nếp nhăn như bên còn lại. Khối có thể xuất hiện từ khi trẻ sinh ra, kích thước tăng dần theo thời gian.
Đặc biệt, khối lạ này thường to hơn vào buổi chiều hoặc sau khi trẻ chơi, chạy nhảy nhiều, đi tiêu, ho... Sau một giấc ngủ, buổi sáng khối này lại xẹp, giảm kích thước trở về bình thường.
Biến chứng tràn dịch màng tinh hoàn có thể ảnh hưởng chức năng sinh lý, sinh sản
Khối dịch kích thước nhỏ thường không khiến trẻ đau hay khó chịu. Trẻ vẫn chơi, nhảy, ăn uống được bình thường. Tuy nhiên, khi khối dịch tụ số lượng lớn có thể gây đau tức, trẻ khó chịu, quấy khóc.
Khối dịch tụ lớn có thể khiến lưu lượng máu xuống tinh hoàn bị giảm đi và dẫn đến teo tinh hoàn, gây ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh lý, khả năng sinh sản trong tương lai.
Nếu không xử trí sớm, khối này có nguy cơ tiến triển thành bệnh lý thoát vị bẹn, gây chèn ép làm tắc nghẽn dòng máu đi xuống tinh hoàn và gây suy giảm chức năng tinh hoàn.
Bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn có thể kèm theo tinh hoàn di động, làm tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn.
Theo bác sĩ nam khoa tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh này có thể tự mất đi sau 12 tháng sau sinh mà không cần điều trị gì, nên có thể theo dõi trẻ đến 12 tháng tuổi. Những trường hợp không tự mất đi sau 12 tháng, khối vùng bẹn tăng kích thước, gây đau tức cho trẻ hoặc xuất hiện thêm thoát vị bẹn thì phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất.
Vốn là bệnh lành tính, tràn dịch màng tinh hoàn ít gây triệu chứng nặng, nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám sớm đề phòng biến chứng và những bệnh lý mắc kèm.
Chuyên gia chỉ dấu hiệu trẻ thiếu kẽm, sắt phụ huynh nên lưu ýThống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, tỷ lệ trẻ em thiếu sắt, kẽm ở Việt Nam đang ở mức cao, khiến trẻ suy dinh dưỡng và suy giảm hệ miễn dịch. 顶: 8踩: 319
评论专区