Sinh ra trong một nơi trú ẩn dành cho người vô gia cư ở bang California (Mỹ) vào năm 1992,àngtraitừngcọtoiletthuêđỗĐHHarvardgiờnhận định kèo man city Lytle lớn lên phải đối mặt với nhiều thách thức, từ nghèo đói và vô gia cư đến phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử.
Tuy nhiên, bất chấp những trở ngại này, chàng trai đã từ chối để hoàn cảnh định đoạt số phận, làm việc chăm chỉ để theo đuổi con đường học vấn và đạt được mục tiêu của mình.
Cọ toilet, bắt 'trộm' wifi để học
Khi lớn lên, Lytle và gia đình liên tục gặp khó khăn về tài chính và phải dựa vào sự trợ giúp của chính phủ cũng như lòng tốt của mọi người để vượt qua. Trong bài viết trên The Harvard Gazette, Lytle đã mô tả việc anh và gia đình di chuyển rất nhiều nơi, sống trong các nhà trọ, trú ngụ tạm thời và thậm chí có thời điểm ở một kho chứa đồ.
Trong một bài đăng trên Facebook cá nhân hơn 120.000 người theo dõi, Lytle chia sẻ rằng khi học cấp 3, anh từng làm thêm ở cửa hàng McDonald để kiếm tiền thi SAT. Sau giờ làm, chàng trai phải liều mạng đi bộ qua đoạn đường nguy hiểm của thành phố để về nhà, vì không có tiền mua ôtô.
Không những thế, nam sinh còn có trách nhiệm chăm sóc 3 em, cho chúng ăn, ngủ, sau đó thức đến 4h để làm bài tập. Do nhà không có Internet nên mỗi đêm, Lytle phải mang laptop ra ngoài cửa sổ để "bắt trộm" Wi-Fi nhà hàng xóm để học.
"Tôi từng cọ toilet, xếp sách và bán quần áo để có thể đạt được những ước mơ và đi du lịch khắp thế giới. Tôi cũng phải xin nhiều loại trợ cấp, phiếu giảm giá", nam sinh kể.
Sự cần cù và quyết tâm của Lytle đã được đền đáp khi anh được nhận vào ngành khoa học máy tính tại Đại học Harvard danh giá.
Cuộc sống sinh viên da màu nghèo tại Harvard
Tại Harvard, Lytle đắm mình trong học tập, nghiên cứu, tận dụng các nguồn lực và cơ hội của trường đại học để học hỏi và phát triển. Anh cũng tích cực tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa trên nhiều cương vị khác nhau, đặc biệt phụ trách mảng công nghệ của Harvard Crimson, nhật báo do sinh viên điều hành.
Trong bài luận viết cho The Harvard Gazette, Lytle đã phản ánh về những thách thức mà anh phải đối mặt khi còn là một sinh viên da màu có thu nhập thấp tại Harvard. Tuy nhiên, Lytle cũng không bao giờ quên sự hỗ trợ và khuyến khích mà anh nhận được từ các sinh viên, giảng viên và nhân viên Harvard, những người đã công nhận tài năng, sự chăm chỉ và quyết tâm của anh.
Sự cống hiến và cam kết với con đường học vấn của Lytle đã được đền đáp khi anh tốt nghiệp Harvard vào năm 2017. Thành tích của chàng trai trẻ khiến người ta càng nể phục khi xem xét những trở ngại mà Lytle vượt qua để đạt được.
"Tôi là con trai của một nhân viên kho hàng và là một người nhập cư, là thế hệ sinh viên đầu tiên trong gia đình. Hôm nay, tôi tốt nghiệp Harvard", trích trong bài viết với hơn 205.000 lượt chia sẻ trên Facebook của Lytle.
Chia sẻ với tờ Teen Vogue, Lytle muốn nhắn nhủ những người đồng cảnh ngộ rằng họ không nên cảm thấy thấp kém vì hoàn cảnh, địa vị kinh tế xã hội của mình.
“Cho dù trở ngại cá nhân của bạn là gì, xin đừng cảm thấy như vậy. Hãy ngẩng cao đầu, xắn tay áo và làm việc chăm chỉ. Hãy luôn ghi nhớ rằng mỗi người trong chúng ta đều có giá trị riêng và xứng đáng có cơ hội trở thành người mà bạn muốn trở thành”.
Sau khi tốt nghiệp, Lytle bắt đầu sự nghiệp với tư cách là kỹ sư phần mềm. Anh làm việc cho một số công ty danh tiếng nhất trong ngành công nghệ và nhanh chóng khẳng định mình là một kỹ sư tài năng và sáng tạo, đồng thời được công nhận vì những đóng góp của mình trong phát triển các công nghệ và sản phẩm mới.
Tử Huy