69 năm trước,ángmãitrangsửhàohùsố liệu thống kê về brentford gặp tottenham ngày 23-9-1945, thực dân Pháp với dã tâm xâm chiếm nước ta một lần nữa đã nổ súng tấn công các trụ sở của chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta tại Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Cùng với nhân dân Nam bộ, các tầng lớp nhân dân, lực lượng kháng chiến tại Bình Dương đã anh dũng chiến đấu, thực hiện tốt nhiệm vụ chi viện cho mặt trận kháng chiến ở Sài Gòn.
Ông Hồ Văn Nam, một trong những nhân chứng lịch sử trong ngày Nam bộ kháng chiến |
Thà hy sinh, không chịu làm nô lệ
Chỉ 21 ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhân dân Nam bộ chưa kịp hưởng niềm vui thanh bình, đã lại tiếp tục cầm súng đứng lên chiến đấu để giữ vững nền độc lập của Tổ quốc vừa giành được, thực hiện lời thề “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Ngày 23-9-1945, Pháp nổ súng đánh chiếm sở cảnh sát, trụ sở Ủy ban nhân dân, nhà máy điện, kho bạc… tại Sài Gòn. Trước hành động ngang ngược của kẻ thù, Xứ ủy và Ủy ban Hành chính Nam bộ đã tiến hành họp khẩn cấp để bàn việc thực hiện chủ trương kháng chiến của Trung ương Đảng. Hội nghị phân tích những âm mưu và hành động xâm lược của thực dân Pháp, thái độ đồng lõa của đế quốc Anh và quyết định thành lập Ủy ban Kháng chiến Nam bộ; đồng thời ra lệnh phát động toàn dân triệt để tổng đình công, bãi công, bãi chợ, không hợp tác với giặc Pháp; phát động cuộc chiến tranh du kích rộng khắp, bao vây địch trong thành phố, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của chúng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nam bộ đã nhất tề đứng lên, tiến ra mặt trận quyết chiến với quân xâm lược, mở ra một trang sử oanh liệt mới: Ngày Nam bộ kháng chiến.
Thực hiện quyết định của Xứ ủy và Ủy ban Kháng chiến Nam bộ, ngay chiều 23-9, cả Sài Gòn đình công, không hợp tác với Pháp. Các công sở, xí nghiệp, hãng buôn đều đóng cửa, chợ không họp, xe ngừng chạy, đêm 23-9 công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn đã cắt toàn bộ điện, nước. Trên khắp các đường phố chiến lũy được dựng lên để cản bước tiến của quân địch. Các đội xung phong công đoàn cùng các đội tự vệ, thanh niên xung kích nhanh chóng triển khai chiến đấu. Hàng trăm xí nghiệp và công sở, hàng chục kho tàng, bến bãi… bị phá hủy, không để rơi vào tay Pháp. Nhiều máy móc, dụng cụ được công nhân và nhân dân thành phố chuyển ra ngoài, thành lập 2 binh công xưởng để sản xuất vũ khí đánh địch. Các ụ chiến đấu mọc lên khắp nơi. Ngay trong những ngày đầu kháng chiến, quân và dân Sài Gòn đã tiêu hao nhiều sinh lực địch và phá hủy một phần cơ sở vật chất của chúng. Bị bao vây chặt trong thành phố, quân Pháp lâm vào tình trạng khốn đốn, không điện, nước, thiếu vũ khí, lương thực thực phẩm… và luôn bị quân dân ta tập kích, tiêu hao, tiêu diệt. Chúng buộc phải tìm cách hoãn binh, nhờ phái bộ Anh xin điều đình với Ủy ban Kháng chiến Nam bộ.
Chi viện cho Sài Gòn
Sau Cách mạng Tháng Tám, mặc dù chính quyền còn non trẻ nhưng Đảng bộ và chính quyền nhân dân Thủ Dầu Một - Bình Dương đã nỗ lực vượt qua bao khó khăn thử thách, vừa xây dựng cuộc sống mới của nhân dân, vừa chi viện hiệu quả cho mặt trận Sài Gòn… và giành được những thắng lợi có ý nghĩa quan trọng.
Ông Đinh Văn Bê đang kể về những ngày An Sơn trở thành chiến khu đầu tiên của Thủ Dầu Một. Ảnh: TIỂU LIÊN
Trước hành động tái xâm lược của thực dân Pháp và cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân Sài Gòn – Chợ Lớn, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một chủ trương chi viện cho mặt trận Sài Gòn – Chợ Lớn để góp phần ngăn chặn sự lấn chiếm của giặc, chuẩn bị sẵn sàng đánh địch tại chỗ. Tại mặt trận số 1 (còn gọi là mặt trận tiền tuyến Sài Gòn - Gia Định hay mặt trận phía Đông), các đơn vị tự vệ phía Bắc và một phần công nhân của các đồn điền cao su Dầu Tiếng, Phước Hòa… tham gia chặn đứng từng bước tấn công, phá vòng vây của giặc. Góp sức với mặt trận này, Ủy ban Hành chính Kháng chiến chỉ đạo cho nhân dân, lực lượng tự vệ của các quận, huyện Châu Thành, Tân Uyên… sẵn sàng chiến đấu, quyên góp thuốc men, gạo vải, lương thực gửi ủng hộ các chiến sĩ đang trực tiếp chiến đấu.
Tại mặt trận số 2 (còn gọi là mặt trận tiền tuyến phía Bắc hay mặt trận Tham Lương), bộ đội của ta chiến đất rất dũng cảm. Khi giặc Pháp từ nội ô Sài Gòn mở rộng phạm vi lấn chiếm, quân ta chặn đánh tại cầu Bến Phân (Hóc Môn), sự chi viện của Thủ Dầu Một cho mặt trận này càng trởnên trực tiếp và có hiệu quả hơn về nhiều mặt.
Trong căn nhà nhỏ ở phường Chánh Mỹ, TP.Thủ Dầu Một, đại tá Hồ Văn Nam, nguyên Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sông Bé (nay là Bình Dương), người trực tiếp tham gia mặt trận này dành cho chúng tôi một cuộc trò chuyện. Ông là người đã trưởng thành trong thời kỳ đất nước bị thực dân Pháp đô hộ. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, ông gia nhập lực lượng Thanh niên tiền phong ở Thủ Dầu Một. Ngày 25-8-1945, ông tham gia lực lượng xuống đường giành chính quyền.
Ông Nam nhớ lại: “Khi Pháp trở lại xâm lược lần 2, tôi cùng nhiều thanh niên khác được đưa về Bến Phân hoạt động. Lúc ấy, nhiệm vụ của tôi là làm phụ xe đưa bộ đội xuống mặt trận cầu Bến Phân đánh giặc. Thời gian này, còn dư âm của ngày Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám thắng lợi nên khí thế người dân rất phấn khởi, đâu đâu người dân cũng hết lòng ủng hộ cho kháng chiến… Ở phía Nam, các xã thuộc huyện Lái Thiêu bấy giờ, nổi bật là xã An Sơn cũng là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến. Ban Tiếp tế của tỉnh tổ chức nhiều đoàn ghe đi miền Trung, miền Tây trở về cập bến Bình Nhan (An Sơn) đầy ắp lương thực, thực phẩm. Số đó, một phần chuyển qua mặt trận cầu Bến Phân, một phần cung cấp cho các lực lượng trong tỉnh từ phía Bắc đi xuống tạm dừng chân tại đây và đi ra chiến đấu ở tiền tuyến. Các bộ phận lực lượng hoạt động tại cầu Bến Phân rút về bồi dưỡng củng cố ở đây…”.
Ông Đinh Văn Bê, nguyên Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã An Sơn, một nhân chứng lịch sử hiếm hoi của thời kỳ này nhớ lại: Đồng bào An Sơn đã làm hết sức mình để phục vụ các cơ quan đơn vị chiến đấu tạm dừng chân ở đây. Các lò đường ngưng hoạt động. Các chảo nấu đường được dùng để nấu cơm cho bộ đội. Các bà má vận động đồng bào trong ấp ủng hộ về vật chất. Các bếp công cộng hoạt động rầm rộ. Chị em trung nữ, thanh nữ trở thành những chiến sĩ nuôi quân xuất sắc. Hơn thế nữa, nhà nhà còn tự nguyện thực hiện một cách nuôi quân đặc biệt là tại cửa ngõ mỗi nhà để sẵn vắt cơm, muối tiêu, khạp nước cùng tô, gáo tươm tất, bộ đội kháng chiến đi ngang qua cứ lấy dùng.
Đặc biệt, trong những ngày sôi động chuẩn bị trực tiếp chiến đấu và phục vụ cho tuyến trước, “Tuần lễ vàng” được tổ chức rầm rộ tại Thủ Dầu Một. Phong trào quyên góp đồng thau để xưởng quân giới làm vũ khí cũng được đông đảo đồng bào hưởng ứng, đã thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tin son sắt của nhân dân ta đối với Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tinh thần chiến đấu quật cường, kinh nghiệm khơi dậy và phát huy truyền thống đoàn kết của toàn dân tộc vượt qua mọi khó khăn thách thức của ngày Nam bộ kháng chiến vẫn còn nguyên giá trị và ngày càng sáng tỏ thêm ý nghĩa lịch sử. Đây sẽ là động lực to lớn cổ vũ toàn dân tộc đồng tâm nhất trí, năng động, sáng tạo, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
TIỂU LIÊN
评论专区