Hồ Hoàng My,ộcphiêulưucủatâmhồnhận định psg vs 19 tuổi, sinh tại Moskva, lớn lên tại Nga, Ukraina và Việt Nam. Từ nhỏ, My học trường phổ thông Nga, năm 14 tuổi theo gia đình sang Mỹ. My tốt nghiệp PTTH Galileo Academy of Science andTechnology và hiện nay là sinh viên năm cuối Trường ĐH San Francisco (Mỹ).
"Công dân toàn cầu" Hoàng My đã chia sẻ những suy nghĩ của cô về cuộc phiêu lưu đẹp đẽ mà cô gọi tên "cuộc phiêu lưu của tâm hồn".
"Chẳng giàu có gì hơn ai, nhưng tôi được nuôi lớn trong môi trường tốt đẹp, khiến tâm hồn tôi được du hành một chặng đường dài"
Bây giờ nghĩ lại, tôi không biết có phải xã hội đã khiến tôi trở thành con người như thế hay sinh ra đã vậy. Dù gì đi nữa thì tôi bây giờ khác rồi.
Từ khi sang Mỹ, tôi tốt bụng hẳn lên. Nếu ai hỏi điều tốt lành duy nhất nước Mỹ mang lại cho tôi là gì, thì tôi sẽ nói đó là một cái Tôi tốt hơn.
Bên Mỹ thì bánh mỳ đâu thiếu, nếu chăm chỉ kiếm ăn là có bữa tối. Không chăm thì nhịn. Vậy nên yên tâm, không ai phải nhường nhịn, chia sẻ gì hết. Bình đẳng cơ hội mà.
Đây chỉ là cái nhìn của tôi. Tôi đâu có ở Việt Nam đâu, nên tôi không biết rõ. Tôi chỉ có thể kể về Mỹ.
Thế cuối cùng giàu có như nước Mỹ thì được cái gì? Người Mỹ ăn mặc đâu có đẹp lắm đâu. Điển hình là cái thằng Tây ba-lô ngoài phố kia kìa. Chỉ được cái to béo, có đẹp đẽ hơn người mình là mấy.
Chủ nghĩa vật chất và hậu vật chất
Tôi quan sát thấy rằng ở Việt Nam nhiều người định hướng giá trị theo chủ nghĩa vật chất, còn người ở những nước giàu có, tiên tiến hơn đã chuyển sang theo chủ nghĩa hậu vật chất.
Chủ nghĩavật chất thường được gắn liền với một hệ thống giá trị có quan điểm rằng địa vị xã hội được xác định bởi sự sung túc (được tiêu thụ), cũng như sự nhận thức rằng hạnh phúc có thể được tăng lên thông qua việc mua, chi tiêu và tích lũy của cải vật chất.
Nghị lực cho sự sống còn và quyền lợi vật chất thống trị đời sống của nhiều người.
Con người chấp nhận hy sinh các giá trị khác như giải trí hay là sự sạch sẽ của môi trường, để kiếm tiền và mua những hàng hóa cần thiết và, sau đó thì mua thêm những đồ xa xỉ.
Ở Mỹ cũng đã từng như vậy; tuy nhiên, sau chiến tranh (WWII) thế hệ mới được lớnl ên bao quanh với sự giàu có và bảo vệ của nhà nước. Bởi họ cảm thấy ổn định vật chất, theo chủ nghĩa hậu vật chật, họ đặt sự tự chủ cá nhân trên sự tôn kính chính quyền, chất lượng cuộc sống trên việc chỉ đơn thuần cố gắng sinh tồn, biểu hiện cá nhân trên sự đồng đều, và cuối cùng là khoan dung trên sự định kiến.
Chính những giá trị này đã khiến nảy sinh ra phong trào toàn cầu thúc đẩy những quyền cơ bản của con người bằng cách loại trừ những quan niệm như phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, bài ngoại và vân vân.
"Họ đặt sự tự chủ cá nhân trên sự tôn kính chính quyền, chất lượng cuộc sống trên việc chỉ đơn thuần cố gắng sinh tồn, biểu hiện cá nhân trên sự đồng đều, và cuối cùng là khoan dung trên sự định kiến".
Những phong trào tương tự đã giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững và hỗ trợ nhân đạo cho các khu vực nghèo.
Những thay đổi này không chỉ nâng cao đời sống của đất nước, mà còn nâng cao đạo đức của công dân. Nhưng nếu khôngcó cái giàu thì sự tiến hóa của xã hội sẽ mãi không thể xảy ra.(Thế nên khi xe tải đổ bia uề xuề ngoài phố, đứng vội trách ngươì khác kém đạo đức. Hãy trách cái nghèo, cản trở sự phát triển đạođức)..
Nghĩ cho cùng thì con người của thế kỷ XXI khác những công dân của thế kỷ X, XVở chỗ nào?
Một cuộc sống giàu sang hơn, thoải mái hơn khiến cho chúng ta trở thành những sinh vật nhân đạo hơn. Chúng ta bắt đầu từ loài người thời xưa, thiếu văn minh, thiếu hiểu biết, có khả năng chém giết hàng loạt,cầm bắt nhau làm nô lệ và nhiều điều khác mà thời nay, ở một xã hội văn minh sẽ được coi là tàn ác.
Còn bây giờ,ở một góc độ nào đó, có thể nói là loài người, sau bao nhiêu năm đã tiến hóa tư tưởng, đã trở thành những sinh vật tốt hơn.
Ơ, hay ý nghĩa cuộc sống chính làthế, là để phát triển nền văn minh của loài người để chúng ta trở nên tốt đẹp hơn? Thế nên, theo bản năng, chúng ta mới nóng lòng muốn được giàu có để sau này mới có dịp phát triển được tư tưởng?
Vậy đấy, chắc bọn Mỹ chỉ hơn mình mỗi chỗ đấy. Nó được cái có giá trị tư tưởng khác mình, quan tâm đến chất lượng cuốc sống công dân với cả cây cối, rồi môi trường.
Hay là vì thế bọn nó ăn mặc xấu thế, xách ba-lô, không dùng khách sạn sang? Như thế thì chắc gì đã hay?
Cũng chẳng có gì hay ho lắm, bình thường thôi, nhưng đối với riêng tôi, khi được hiểu và sống theo những giá trị ấy, tôi thấy hài lòng vì biết rằng mình hôm này tốt bụng hơn mình hồi còn nhỏ.
Từ lâu, tôi đã không phải phiền mình với những cảm xúc như ghen tỵ, giận hờn hay ghen ghét ai cả. (Cuộc sống nhiều bánh mỳ quá chăng?).