Giới trẻ Trung Quốc bỏ việc công sở, khát khao kiếm tiền qua mạng_kqbd ý hôm nay

作者:Cúp C2 来源:World Cup 浏览: 【】 发布时间:2025-01-11 13:50:19 评论数:
{keywords}
Mo Yun bỏ công việc công sở để trở thành người đăng tải nội dung âm nhạc trên mạng từ năm 2018. 

Jin Qu là một nhà thẩm định thời trang. Anh đánh giá các thương hiệu thời trang về giá cả,ớitrẻTrungQuốcbỏviệccôngsởkhátkhaokiếmtiềnquamạkqbd ý hôm nay chất liệu, kiểu dáng trên mạng xã hội.

Người đàn ông 36 tuổi này cho biết, anh giúp người tiêu dùng đưa ra những quyết định sáng suốt khi mua quần áo. “Một số thương hiệu mới có sản phẩm chất lượng tốt, nhưng chưa ai từng nghe nói về họ. Một số thì bán với giá cao vì thuê người quảng cáo nổi tiếng. Một số khác lại cho rằng họ có những bộ trang phục thời trang nhất nhưng thực sự nó hợp thời trang cách đây 3 thập kỷ”.

Jin đã bỏ công việc biên tập viên tạp chí thời trang Yoho! trong suốt thời gian đại dịch hoành hành hồi năm ngoái và quyết định sẽ trở thành một người có ảnh hưởng trong giới thời trang. Anh nói rằng, đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự chấp nhận của công chúng đối với thương mại điện tử và tạo ra nhiều cơ hội cho người trẻ.

“Khi tìm kiếm các gợi ý về giày sneaker, người trẻ không còn tìm tới các phương tiện truyền thống nữa. Họ sẵn sàng xem các bài đăng của những người có ảnh hưởng”.

Jin là một trong nhiều người trẻ đang bỏ việc ở những công sở truyền thống để chuyển sang những ngành nghề mới được hỗ trợ bởi mạng xã hội và tiếp thị trực tuyến.

{keywords}
Jin Qu đã bỏ công việc biên tập viên tạp chí để trở thành một nhà thẩm định các hãng thời trang. 

Hồi tháng 4, Bilibili – một nền tảng giống như YouTube – đã công bố một báo cáo về sự thay đổi xã hội sâu rộng này. Cuộc khảo sát được tiến hành với hơn 7.000 người trong độ tuổi từ 18 đến 35, phát hiện ra rằng 20% trong số đó đã chuyển sang các ngành nghề được tạo ra trong thời đại của 5G, của trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (big data).

Hiện tượng này đã sinh ra những nghề mới như KOL, huấn luyện viên game, youtuber, streamer… Mỗi người cung cấp một nội dung cần thiết cho một bộ phận người xem như mẹo chăm sóc thú cưng, cách điều khiển máy bay mô hình, cách sắp xếp tủ quần áo, hay nghề thẩm định khách sạn…

Ngoài ra, còn một số ngành nghề khác được cung cấp thông qua các nền tảng công nghệ như tài xế cho khách hàng say rượu, bạn đồng hành chạy bộ, người giúp việc gói hàng.

20% số người được hỏi cho biết họ đã thích nghi được với những nghề mới, 60% nói rằng họ muốn thử công việc mới nhưng chưa làm được. 80% cho biết, họ muốn thay đổi nghề nghiệp vì các công việc mới phù hợp với sở thích của họ. 40% chia sẻ rằng họ thích công việc tự do vì thích di chuyển.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng về sự lựa chọn nghề nghiệp mới của mình. 80% lo lắng sẽ không kiếm đủ tiền để trang trải chi phí sinh hoạt. Các nguyên nhân khác bao gồm: Tính chất công việc không ổn định, cơ chế bảo hộ lao động không đầy đủ.

Mặc dù kiếm được ít tiền hơn so với công việc trước đây của mình trong lĩnh vực truyền thông, nhưng Jin nói anh cảm thấy hài lòng hơn nhiều về những gì mình đang làm.

“Tôi có thể chọn chủ đề video của riêng mình, chẳng hạn như ‘cách mặc áo hoodie’. Nhà tài trợ của tôi là Li-Ning và Uniqlo. Tôi cảm thấy mình đã làm được điều gì đó. Khi tới những nơi có nhiều người trẻ, nhiều người hâm mộ đã nhận ra tôi và xin chụp ảnh cùng”.

{keywords}
Jin cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại hơn trước kia. 

Mo Yun cũng đang độ tuổi 20 và là một người chơi đàn tranh. Cô bỏ công việc giáo viên tiếng Trung để trở thành người tải nhạc vào năm 2018.

Với 2,09 triệu người hâm mộ trên Bilibili, Yun cho biết cô kiếm được mức thu nhập hàng chục triệu đô la Mỹ mỗi tháng từ các quảng cáo – số tiền cho cô một cuộc sống thoải mái.

Cô cũng quảng bá hanfu – kiểu trang phục được mặc ở Trung Quốc trước thời nhà Thanh. Yun cho biết, việc trở thành người tải các nội dung cho phép cô truyền bá văn hoá của các nhạc vụ âm nhạc truyền thống.

“Trước đây, tôi là giáo viên dạy tiếng Trung một thầy một trò. Còn bây giờ, nền tảng trực tuyến cho phép tôi tương tác với nhiều người hơn. Đôi khi, tôi có những người hâm mộ Hàn Quốc trong các buổi phát trực tiếp, những người nói rằng họ yêu âm nhạc của tôi”.

{keywords}
Mo Yun, một người chơi đàn tranh, cho biết cô nhận được thu nhập hàng chục ngàn đô la mỗi tháng từ quảng cáo. 

Ton Wilthagen, giáo sư ĐH Tilburg, Hà Lan cho rằng, sự xâm nhập mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số trong tất cả ngành nghề đồng nghĩa với việc thị trường việc làm đã thay đổi với những người trẻ.

“Nếu họ có kỹ năng truyền thông xã hội và kỹ thuật số, họ có thể làm được nhiều công việc tốt trong nhiều lĩnh vực mới”. Giáo sư Wilthagen cũng cho rằng, giới trẻ ngày nay may mắn hơn thế hệ cha mẹ họ vì có nhiều công việc linh hoạt.

“Họ không còn sự lựa chọn duy nhất là những công việc 8 tiếng/ ngày nữa. Xu hướng này đã được đẩy nhanh hơn bởi đại dịch Covid-19. Nền kinh tế kỹ thuật số là tương lai, mang lại nhiều cơ hội”.

“Vì những người trẻ phải làm việc lâu hơn trước khi về hưu, họ nên sẵn sàng đầu tư vào việc học tập suốt đời và sống một cuộc sống lành mạnh với chế độ nghỉ ngơi và tập thể dục điều độ”.

Louisa Wong - Chủ tịch điều hành của công tỷ săn đầu người toàn cầu Global Sage, cho biết trong khi các ngành nghề trực tuyến đang hạ thấp ngưỡng đầu vào với người trẻ thì những rào cản với sự thành công trong sự nghiệp lại cao hơn nhiều.

“Một thanh niên am hiểu công nghệ có thể tham gia YouTube để xây dựng bản thân thành một KOL. Rào cản đầu vào quá thấp nên bạn nghĩ rằng nó cũng dễ dàng. Nhưng trên thực tế, có bao nhiêu người được gọi là có ảnh hưởng thực sự và đã kiếm được tiền từ ảnh hưởng của họ?”

“Có bao nhiêu công ty khởi nghiệp công nghệ thực sự đạt được trạng thái kỳ lân?”

Wong khuyên các bạn trẻ nên có kiến thức chuyên môn về một chủ đề nổi bật hơn hẳn các KOL khác.

“Nếu họ không sẵn sàng bỏ ra 60 giờ mỗi tuần để sản xuất nội dung video thường xuyên cho kênh của mình thì họ sẽ không đi xa được. Chính kỹ năng, kiến thức, sự nỗ lực và thái độ làm việc sẽ quyết định họ có thể đi xa đến đâu trong thời đại công nghệ”, cô nói thêm.

Nguyễn Thảo(Theo SCMP)

Nữ tiếp viên hàng không bỏ việc đi bán hàng livestream, kiếm tiền khủng

Nữ tiếp viên hàng không bỏ việc đi bán hàng livestream, kiếm tiền khủng

Cách đây 8 tháng, Meng Hu đã bỏ công việc tiếp viên hàng không ở Quảng Châu, Trung Quốc để theo đuổi sự nghiệp bán hàng “livestream”.