Chị Trương Thị Hạnh (39 tuổi),ườilaođộnghóngvàngthánglươngthưởngTếlịch thi đấu ngoại hạng anh nữ chủ 16 tiệm bún bò tại TPHCM và vùng phụ cận, cho biết 5 năm qua, chị đều đặn thưởng nửa chỉ vàng cho mỗi nhân viên vào dịp Tết Nguyên đán.
Theo đó, khoảng 10 nhân viên là những người có thâm niên làm việc trên 1 năm, sẽ được nhận khoản thưởng Tết này. Tuy nhiên, bà chủ quán trao vàng vào ngày vía Thần tài chứ không phải trước Tết.
Với người lao động mới làm việc vài tháng, chưa đủ năm gắn bó, mức thưởng là 2 triệu đồng. Những nhân viên có nhu cầu tiêu dùng cao hơn trong dịp Tết được chị Hạnh cho ứng trước lương.
"Quán của tôi hoạt động xuyên Tết nên ai ở lại làm việc được nhận lương gấp đôi bình thường. Nhân viên tại đây có người đã làm hơn 10 năm. Năm nào tôi cũng tặng vàng hoặc tiền mặt. Khoản thưởng tính ra không lớn nhưng tôi cũng mong có thể động viên người làm gắn bó với quán", chị Hạnh nói.
Chủ chuỗi bún bò cho biết năm nay tình hình kinh tế khó khăn khiến doanh thu của quán giảm 50%. Chị Hạnh phải cố gồng gánh để đảm bảo lương, thưởng cho nhân viên.
"Tết Nguyên đán là dịp đặc biệt. Người lao động đã phấn đấu cả năm nên họ rất mong chờ cuối năm được nhận phần thưởng xứng đáng. Tình hình chung vẫn khó khăn nhưng tôi sẽ cố chu toàn lương, thưởng cho nhân viên, để họ gắn bó, cùng mình vươn lên", chị Hạnh tâm niệm.
Trước đây cũng từng đi làm thuê đủ chỗ, đủ nghề nên bà chủ chuỗi nhà hàng rất thấu hiểu nỗi vất vả, tâm tư của người lao động.
Tương tự, chủ quán bánh canh cua tại TPHCM, anh Đỗ Thanh Long (35 tuổi), cho biết Tết Nguyên đán năm nay, nhân viên tại quán sẽ được thưởng từ nửa tháng đến một tháng lương. Ngoài ra, người lao động còn được nhận thêm tiền lì xì trong tiệc tất niên.
"Ngoài thưởng cho nhân viên, tôi còn trích một phần doanh thu để làm quà tặng những bà con có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Hầu như năm nào tôi cũng thưởng Tết cho nhân viên và tổ chức các hoạt động xã hội này", anh Long nói.
Anh Nguyễn Thành Long, chủ 3 quán xôi tại TPHCM, chia sẻ dự định chi hơn 50 triệu đồng để thưởng và phát lì xì đến 22 người lao động tại quán dịp Tết Ất Tỵ. Theo đó, mỗi nhân viên sẽ được thưởng tối thiểu 1/3 tháng lương, những người ở cấp quản lý mức thưởng sẽ cao hơn.
"Vào những tháng bình thường, nhân viên còn được thưởng thêm hoa hồng dựa trên doanh số bán hàng. Quán hoạt động với quy mô nhỏ nhưng tôi cũng cố gắng đảm bảo thu nhập để anh em cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này", nam chủ quán chia sẻ.
Anh Nguyễn Văn Học (34 tuổi), chủ nhà hàng Nhật tại TP Hà Nội, cho hay vào dịp Tết Nguyên đán, nhân viên tại quán sẽ được nghỉ 10 ngày được nhận lương đầy đủ và được tặng thêm 1-2 triệu đồng.
Trong số đó, nhân viên gắn bó lâu năm tại quán còn được thưởng nửa tháng lương, tương đương 10 triệu đồng.
"Thực khách tại quán chủ yếu là người Nhật. Dịp Tết Nguyên đán, khách quen của chúng tôi hầu hết về nước nên hiếm khi lui tới. Mở cửa cũng không có khách nên tôi quyết định đóng quán dài ngày, tiện thể cho nhân viên nghỉ ngơi", anh Học nói.
Theo Điều 104, Bộ Luật Lao động hiện hành, quy định thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể và định nghĩa về thưởng Tết, cũng như không có quy định nào bắt buộc về việc tiền thưởng tết phải là tiền mặt. Tuy nhiên, theo Thống kê hằng năm của Nhà nước, hầu hết các công ty, xí nghiệp đều dành ra một phần thưởng tết cho người lao động như một món quà động viên, khích lệ tinh thần sau một năm phấn đấu và làm việc hết mình.
Theo quy định trên, người sử dụng lao động không bắt buộc phải thưởng Tết cho người lao động. Phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cùng với năng suất làm việc của người lao động, người sử dụng lao động quyết định có thưởng Tết hay không.
顶: 923踩: 23
评论专区