Đó là câu trả lời của người bạn khi được tôi hỏi về việc đầu tư chứng khoán sau khi một mã cổ phiếu lớn bị hủy niêm yết vào đầu năm nay. Năm 2008,ùagàvàcướpgiậbảng xếp hạng vdqg tây ban nha tôi mở tài khoản tại công ty chứng khoán cạnh trường Đại học Luật TP HCM và bắt đầu tham gia thị trường khi còn là sinh viên. Vốn đầu tư ít, lại thường phải cắt lỗ nên mười năm sau tôi dừng chơi chứng khoán. Đầu năm 2021, đồng nghiệp gửi cho tôi bài báo về trường hợp hai cá nhân bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt số tiền 1,2 tỷ đồng do lập hàng chục tài khoản khác nhau để mua bán, tạo cung cầu giả. Chúng tôi thắc mắc tại sao hai cá nhân này lại không bị xử lý hình sự? Năm 2020 và 2021, do cách ly xã hội để phòng dịch Covid-19 nên số người chơi chứng khoán tăng đột biến. Đây cũng là thời gian xảy ra nhiều vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh này, đỉnh điểm là việc một số cá nhân bị khởi tố về hành vi thao túng chứng khoán. Trên các diễn đàn, không ít nhà đầu tư tự ví mình là "gà" để rồi bị "lùa" và "úp sọt". Dưới góc độ nghiên cứu pháp luật, tôi giật mình: Quy phạm pháp luật hình sự hiện nay không tạo ra được hành lang an toàn để bảo vệ sự phát triển của thị trường chứng khoán. Sự bất cập của luật hình sự thể hiện trên khía cạnh về cấu thành tội phạm và khung hình phạt. Một là, về cấu thành tội phạm. Tất cả bốn tội danh liên quan đến chứng khoán: Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán; Sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; Thao túng giá chứng khoánvà Làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoánđều quy định phải gây thiệt hại hoặc thu lợi bất chính mới bị xử lý hình sự. Song, thực tế việc đi chứng minh số tiền thiệt hại và thu lợi bất chính đối với cơ quan tố tụng rất khó khăn vì tài khoản giao dịch là rất lớn nên phải làm việc với rất nhiều tổ chức, cá nhân với hàng nghìn tài liệu phải thu thập, trong khi thời gian điều tra thì giới hạn do luật định. Ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, họ không quy định như Việt Nam. Quy định của nhà làm luật Việt Nam chẳng khác nào buộc dây vào chân cơ quan tố tụng, trong khi tội phạm chứng khoán thì nhờn luật. Không ai thao túng hoặc thực hiện các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán chỉ để cho vui mà không có mục đích gây thiệt hại hoặc thu lợi nên quy định như vậy là thừa thãi. Điều 410 "Giao dịch nội gián" và 411 "Thao túng thị trường bất hợp pháp" Bộ luật Hình sự Hungary quy định chỉ cần ai thực hiện hành vi giao dịch nội gián, thao túng thị trường thì có thể lập tức đối diện hình phạt tù đến 5 năm. Liên minh Châu Âu quy định tội phạm loại này dựa trên cấu thành hình thức, không bắt buộc cấu thành vật chất như Việt Nam. Nghĩa là họ không cần đi chứng minh số tiền thiệt hại hay thu lợi bất chính mà chỉ cần thực hiện hành vi bị cấm trong lĩnh vực chứng khoán là trở thành tội phạm và phải ngồi tù; khung hình phạt sẽ tăng theo giá trị giao dịch đã rõ ràng trên hệ thống. Quy định như trên vừa tạo thuận lợi cho cơ quan tố tụng vừa mang tính răn đe để bảo vệ thị trường. Hai là, khung hình phạt còn nhẹ chưa tương xứng với hành vi. Tất cả tội danh liên quan đến chứng khoán chỉ có khung hình phạt cao nhất ở mức "nghiêm trọng", tối đa 5 năm hoặc 7 năm tù. Trong khi tội phạm chứng khoán thu lợi bất chính số tiền rất lớn và gây ra thiệt hại "rất nghiêm trọng", thậm chí là "đặc biệt nghiêm trọng" cho nhà đầu tư lẫn cả nền kinh tế. Việc thị trường phản ứng tiêu cực sau khi một số lãnh đạo của các công ty lớn niêm yết bị bắt giam về hành vi thao túng chứng khoán là minh chứng rõ ràng. Luật hình sự Mỹ quy định hình phạt cao nhất cho tội phạm chứng khoán là 20 năm tù; Nhật Bản, Hong Kong và Malaysia là 10 năm tù. Năm 2020, Trung Quốc đã sửa luật hình sự để tăng hình phạt cao nhất đối với tội phạm này lên 15 năm tù. Ngoài ra, các nước còn áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền tương ứng với giá trị giao dịch hoặc thu lợi. Khi còn công tác tại địa phương, tôi từng tham gia kiểm sát vụ án "Cướp giật tài sản". Bị cáo bị tòa án xử phạt 1 năm 6 tháng tù giam vì cướp giật sợi dây chuyền trị giá 700 nghìn đồng. Nếu chiếu số tiền trên sang hành vi trộm cắp hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người thực hiện chỉ bị phạt hành chính vì hai tội danh này quy định số tiền chiếm đoạt phải từ 2 triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Song, nhà làm luật đã lường trước hậu quả nguy hiểm của hành vi cướp giật, đặc biệt trong trường hợp nạn nhân đang điều khiển phương tiện giao thông nên đã quy định: "Người nào cướp giật tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 1 đến 5 năm" mà chưa cần tính đến giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Tinh thần pháp chế của nhà làm luật EU và ở tội "Cướp giật tài sản" trong Bộ luật Hình sự nước ta tương đồng ở chỗ thấy hành vi nguy hiểm là phải trừng trị ngay, không cần phải chứng minh hậu quả mới xử lý. Tội phạm chứng khoán được thực hiện bởi những chủ thể có trình độ văn hóa cao, thậm chí là những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính. Họ phạm tội không phải vì nghèo hay trình độ văn hóa thấp như tội phạm cướp giật mà cố ý làm giàu bất lương, bất chấp gây tổn thương cho nền kinh tế nên càng cần phải có hình phạt nặng tương thích. Hình phạt cao nhất đối với tội "Cướp giật tài sản" là phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân. Bùi Võ