Theóađặtmụctiêucơquantổchứcsửdụngnềntảngsốđạnhận định bóng đá anho ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, mục đích của kế hoạch lần này nhằm phát triển hạ tầng số (bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, hạ tầng công nghệ số, nền tảng số có tính chất hạ tầng) băng rộng, siêu rộng, phổ cập, an toàn, bền vững, mở, đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền; đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, giải trí của nhân dân; sẵn sàng đáp ứng nhu cầu kết nối, xử lý dữ liệu và đảm bảo an toàn thông tin mạng.
Theo kế hoạch, chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 đối với mạng viễn thông băng rộng di động đó là số thuê bao băng rộng di động/100 dân đạt 70%; Tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh/tổng thuê bao điện thoại di động đạt 80%; Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%; Tỷ lệ thôn, bản được phủ sóng di động băng rộng đạt 100%; Tỷ lệ dùng chung vị trí trạm thu, phát sóng thông tin di động (trạm BTS) đạt 15%.
Đối với mạng viễn thông băng rộng cố định,phấn đấu tỷ lệ phần trăm hộ gia đình có truy nhập Internet băng rộng cáp quang đạt 75%; Tỷ lệ thôn, bản được phủ băng rộng cố định (cáp quang FTTH) đạt 100%.
Đối với hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, tỷ lệ hệ thống thông tin dùng chung cấp tỉnh có sử dụng dịch vụ điện toán đám mây đạt 100%.
Đối với hạ tầng công nghệ số,phấn đấu đến năm 2025 công nghệ trí tuệ nhân tạo (công nghệ AI), công nghệ chuỗi khối (công nghệ blockchain), công nghệ Internet vạn vật (công nghệ IoT) sẽ hỗ trợ hiệu quả cho chương trình chuyển đổi số tỉnh, phát triển kinh tế số, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hệ thống quản trị số địa phương và năng lực quản trị.
Đồng thời, 100% dịch vụ Trung tâm dữ liệu (thuê chỗ đặt máy chủ, thuê máy chủ, thuê lưu trữ) được chuyển sang dịch vụ điện toán đám mây. Hạ tầng điện toán đám mây, hạ tầng IoT được tích hợp, ứng dụng rộng khắp trong các lĩnh vực của nền kinh tế số, xã hội số (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, tài nguyên, môi trường...)
Đối với nền tảng số có tính chất hạ tầng, tỷ lệ cơ quan, tổ chức nhà nước sử dụng nền tảng số đạt 100% và tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nền tảng số đạt 50% vào năm 2025.
Để đạt được nhiệm vụ trên, việc đầu tiên phải đầu tư, xây dựng phát triển hạ tầng băng rộng cố định tốc độ cao. Tăng cường phát triển thuê bao băng rộng tới hộ gia đình. Đảm bảo cung cấp dịch vụ truy nhập internet băng thông rộng tốc độ cao được phổ cập tới các cơ quan, tổ chức, bệnh viện, trường học…
Phát triển hạ tầng băng rộng di động chất lượng cao (4G/5G) trên phạm vi toàn tỉnh; thực hiện lộ trình dừng công nghệ di động cũ 2G/3G (theo hướng dẫn của Bộ TT&TT) và chương trình thúc đẩy sử dụng điện thoại thông minh cho người dân.
Đầu tư, xây dựng, phát triển hạ tầng kết nối mạng IoT đáp ứng yêu cầu của các lĩnh vực có liên quan như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị; ứng dụng IoT vào quản lý, giải quyết các mục tiêu về phát triển và quản lý hạ tầng (đặc biệt là hạ tầng đô thị).
Ngoài ra, cần phải phát triển phát triển hạ tầng trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây; Phát triển hạ tầng công nghệ số; Phát triển nền tảng số có tính chất hạ tầng; Tuyên truyền, nâng cao năng lực khai thác hạ tầng số; Ưu tiên phát triển hạ tầng số như hạ tầng kỹ thuật giao thông, năng lượng…
Ngô Huyền và nhóm PV, BTV