Thay vì những bản thông báo kết quả học tập kèm nhận xét học sinh in đen trắng giản dị,ôgiáoxvànhữngphiếunhậnxétđặcbiệkèo chấp 0 5/1 là gì lần này, phụ huynh nhận về những phiếu nhận xét được thiết kế tươi vui, với phần đánh giá học sinh khá kỹ càng.
Người thực hiện phần nhận xét này là cô Cao Thị Dung, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A3 Trường Tiểu học Lý Thái Tổ. Cô Dung đã thiết kế và dành ra hai ngày để viết phiếu nhận xét cho 37 học sinh trong lớp.
Những năm trước, cô Dung vẫn nhận xét theo từng mặt mạnh của trẻ, nhưng học kỳ này, cô muốn làm một việc gì đó đặc biệt hơn.
"Từ khi có Thông tư 22 yêu cầu nhận xét đánh giá trẻ bằng lời, tôi vẫn làm nhận xét theo mẫu sẵn có và khen thưởng học sinh theo các ưu điểm nổi trội của bé. Tuy nhiên, năm nay tôi muốn kết hợp cả hai vào một phiếu".
Cô giáo 9X đã tự thiết kế mẫu phiếu gồm hai phần, một bên là lời nhận xét, một bên là ảnh kèm ưu điểm của học sinh. Phần ảnh của học sinh, cô cất công xin từng phụ huynh chứ không tự chụp đồng loạt ở lớp cho nhanh.
Việc xin ảnh diễn ra bí mật giữa giáo viên và phụ huynh. Vậy nên, khi nhận được phiếu nhận xét, học trò của cô Dung đã vô cùng thích thú.
Cô Dung cho biết những nhận xét chủ yếu mang tính tích cực, động viên học trò. Đây là phần cô đầu tư nhiều tâm sức.
“Phải nhận xét sao cho đúng với học sinh, nhưng cũng phải để học sinh không sợ, ngại đến lớp. Rồi về cơ bản, nhiều em cũng có những đặc điểm giống nhau nên mình phải viết sao cho những phụ huynh nếu xem phiếu của nhau cũng không bảo mình là copy and paste”.
Không chỉ viết nhận xét riêng cho mỗi học sinh, cô giáo còn đem đến một "món quà" khác cho phụ huynh là phiếu tự cảm ơn, xin lỗi của học sinh. Phụ huynh lớp đã rất cảm động khi nhận được những dòng chữ "tự thú" dễ thương của con mình. Và tờ phiếu này cũng được cô Dung thiết kế để phụ huynh có thể "hồi âm" cho con mình.
Sau 7 năm đi dạy, cô Dung nói phụ huynh bây giờ không chỉ chú trọng tới việc con mình nhận được bao nhiêu kiến thức sách vở, mà họ còn muốn con mình được dạy bảo, trải nghiệm các kỹ năng sống để trở nên năng động, tự tin.
Vì vậy, cô Dung cho rằng giáo viên phải biết cách tổ chức các hoạt động nhiều hơn, trang bị cho bản thân các kỹ năng khác để kết nối được với phụ huynh.
Một số mong muốn của phụ huynh từng gửi tới cô Dung |
Bản thân cô tự đi học thêm Powerpoint, thiết kế, dựng video... để có thể xây dựng các bài giảng cho sinh động hay như làm các phiếu nhận xét dễ thương như vừa rồi. Cô giáo trẻ cũng thường xuyên tham gia các nhóm học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
“Mình học được rất nhiều từ các anh chị giáo viên lớn tuổi hơn. Có khi đó là những ý tưởng, mình tham khảo rồi thêm những sáng tạo của bản thân vào. Mình cũng luôn sẵn sàng chia sẻ những điều mình biết hay làm được tới các anh chị, bạn bè đồng nghiệp”.
Cô giáo Cao Thị Dung |
Cô Dung cũng cho rằng các ý tưởng hay càng được nhiều giáo viên áp dụng thì càng được lan toả. Sau những lần chia sẻ, cô lại có thêm rất nhiều ý tưởng từ các thầy cô khác.
Ngân Anh
Bằng những cách thức rất riêng, cô giáo có 15 năm theo nghề dạy học đã khiến những buổi họp phụ huynh hay ngày lễ truyền thống trở nên rất đặc biệt.