Chuyện tình lãng mạn
Hơn 37 năm trước,ìnhtrămnămtậpVợxúcđộngtrướclờinhắnnhủcủachồcúp nhà vua tây ban nha khi còn là anh thanh niên mê chơi nhạc, ông Nguyễn Tấn Tùng (hiện 59 tuổi) gặp gỡ bà Nguyễn Thị Mai (hiện 58 tuổi). Thời điểm này, cả hai cùng sinh hoạt văn nghệ ở nơi mình cư trú.
Tuy vậy, ông Tùng không phải là người có những rung cảm đầu tiên với bà. Thay vào đó, người bạn thân của ông lại si mê bà Mai. Thế nhưng, bà Mai không đón nhận tình cảm của người này. Bởi sau nhiều lần gặp gỡ, tập đàn, hát chung, bà Mai đã thầm thương trộm nhớ ông Tùng.
Tại chương trình Tình trăm nămtập 156, bà Mai kể: “Tôi thích ông ấy vì ông đẹp trai và chơi đàn giỏi. Ngày ấy, mỗi khi chơi đàn, ông chỉ ngồi mà không nói gì. Tôi thường ngồi im ngắm ông say sưa”.
Dẫu vậy, bà Mai không dám thổ lộ tình cảm của mình. Bà giấu kín tình yêu đơn phương ấy trong lòng, phần vì tự ti về ngoại hình thấp bé phần vì lúc ấy ông Tùng đang được nhiều cô gái theo đuổi.
Có lẽ bà Mai sẽ chôn giấu mối tình đơn phương ấy nếu không có lần ông Tùng và người bạn thân cùng đến đón bà đi tập văn nghệ.
Lần ấy, hai người đàn ông cùng đạp xe đến đón bà. Sau một chút lưỡng lự, bà Mai quyết định ngồi lên sau xe ông Tùng như ngầm thổ lộ tình cảm của mình với ông. Từ đó, ông bà có nhiều thời gian trò chuyện, tìm hiểu nhau hơn.
Một tháng sau lần đi chung xe ấy, ông bà có lần hẹn hò đầu tiên. Với chiếc xe đạp cũ kỹ, ông Tùng chở người con gái mới quen đi trên những cung đường rợp bóng cây của TP.HCM.
Những cuộc hẹn khiến ông Tùng rung động. Ông dần yêu cô gái có nụ cười hiền hậu và nét đẹp đằm thắm. Tuy nhiên, khi tình cảm lớn dần, cả hai vấp phải sự ngăn cản của mẹ bà Mai.
Bà không thích ông Tùng và thẳng thắn yêu cầu ông không được đến nhà, làm quen, yêu thương con gái của mình. Thế nhưng rào cản ấy không thể chia cắt trái tim đôi trẻ tìm đến nhau.
Bà Mai nhớ lại: “Mỗi lần hẹn tôi đi chơi, ông ấy đều phải nhờ em trai đến nhà, báo tin cho tôi trước. Còn tôi, mỗi khi đi gặp ông đều phải nhờ cô bạn thân đến, nói dối là cùng tôi đi chơi.
Cô ấy dẫn tôi ra đầu ngõ, giao cho ông Tùng rồi mới đi vòng ra hẻm sau để về nhà mình vì sợ bị mẹ tôi phát hiện. Bởi sau khi tôi ra khỏi nhà, mẹ luôn ngồi trước hiên canh chừng”.
Giữ lửa hạnh phúc
Dẫu vậy, sự khắt khe của mẹ bà Mai không thể ngăn cản tình yêu của các con. Sau cùng, bà thuận theo ý chồng “gả con gái cho người nó thương”.
Được bố mẹ đồng ý, ông Tùng và bà Mai tổ chức đám cưới trong sự chúc phúc của người thân.
Một năm sau, bà mang thai đứa con đầu lòng. Cũng đúng lúc này, ông bà đối mặt với gánh nặng cơm áo gạo tiền. Cả hai gác lại niềm đam mê âm nhạc, những lãng mạn của tháng ngày mới yêu để lao vào cuộc mưu sinh.
Ban đầu, đôi vợ chồng trẻ dự định đi buôn chuối. Nhưng sau đó, cả hai quyết định mở tiệm cho thuê áo cưới, trang điểm cô dâu. Thời điểm đó, dịch vụ trang điểm, cho thuê áo cưới còn hiếm nên ông bà có nhiều khách.
Cửa tiệm của bà Mai đông khách đến nỗi cô dâu đến sau phải trông con cho chủ tiệm đang trang điểm cho người đến trước. Trong khi đó, ông Tùng thức thâu đêm giặt ủi váy, áo cưới cho tiệm.
Dẫu công việc làm ăn không gặp nhiều trở ngại nhưng đôi vợ chồng trẻ vẫn có lúc bất hòa. Ông Tùng nhớ lần cãi nhau với vợ. Tức giận, ông lấy xe chạy thẳng lên Đà Lạt. Suốt 3 ngày tại đây, sáng nào ông cũng ra bờ hồ Xuân Hương ngồi một mình. Cho đến khi cảm nhận được nỗi cơ đơn, những giận hờn không còn, ông mới trở về nhà.
Suốt 3 ngày chồng bỏ đi vì cãi vã, bà Mai một mình ở nhà chu toàn công việc, chăm sóc con.
Bà Mai nhớ lại: “Tôi để ông ấy đi vì nếu giữ lại, cả hai cứ tranh luận mãi thì càng mệt mỏi và cãi nhau nhiều hơn. Khi ông ấy trở về, mọi bực dọc, hờn giận của chúng tôi tan biến.
Lúc đó, chúng tôi chỉ biết ôm nhau khóc nức nở. Đến bây giờ, chúng tôi cũng không nhớ nổi là lần đó, vợ chồng đã cãi nhau vì chuyện gì”.
Đó cũng là kỷ niệm cuối cùng về những lần vợ chồng ông Tùng bất hòa. Bởi sau đó, ông bà thương yêu nhau, sống trong hạnh phúc.
Ông khẳng định tình yêu của mình dành cho vợ lúc nào cũng tràn đầy. Đặc biệt là sau khi bà Mai lâm bạo bệnh phải nhập viện phẫu thuật.
Sau biến cố ấy, ông không chỉ tận tình chăm sóc mà còn tự đặt ra trách nhiệm phải luôn khiến bà vui cười mỗi ngày. Những tình cảm chân thành ấy khiến bà Mai hạnh phúc đến rơi nước mắt.
Bà tâm sự: “Ông ấy chăm sóc tôi rất chu đáo. Nhiều đêm lên huyết áp, tôi chỉ kịp chạm vào ông nói nhỏ anh ơi em lên huyết áp là ông ấy lấy máy đo huyết áp ngay.
Sau đó, ông chạy xuống bếp cắt chanh, vắt vào miệng rồi ngồi bên cạnh, canh chừng đến khi tôi bình thường lại mới thôi. Cám ơn cuộc đời đã cho tôi được làm vợ ông ấy suốt mấy chục năm qua”.
Cuối chương trình, ông Tùng gửi đến vợ bức thư tay đong đầy cảm xúc. Kết thư, ông viết: “Đôi lúc anh khiến cho em buồn, chưa làm em hài lòng nhưng em hãy tin rằng, anh sẵn sàng làm mọi điều để mình ở bên nhau thật hạnh phúc”.
Chuyện tình lãng mạn của vợ chồng từng là bạn học cấp 3Sau nhiều khó khăn, vất vả, ông Dũng có tình yêu lãng mạn với cô bạn cùng lớp cấp 3. Sau 40 năm, tình cảm ấy vẫn luôn thăng hoa cùng niềm hạnh phúc gia đình.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)