Công tố viên Hàn Quốc truy tố và giam giữ chuyên gia 66 tuổi vì cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại trị giá hàng triệu USD để xây nhà máy giống hệt tại Trung Quốc. Ông từng là lãnh đạo cao cấp tại Samsung Electronics,ànQuốcđềcaocảnhgiáctrướcnạnđánhcắpcôngnghệkết quả net 1 nhà sản xuất memory chip hàng đầu thế giới. Thậm chí, ông còn ba lần thắng giải nhân viên của năm. Sau 18 năm làm việc tại đây, năm 2001, ông gia nhập Hynix Semiconductor (sau đổi tên thành SK Hynix) – đối thủ đồng hương của Samsung. Tại đây, ông là thế lực giúp cải thiện năng suất chip của SK Hynix.
Khi ông được xướng tên CEO một công ty do Trung Quốc đầu tư năm 2020, cơ quan tình báo Seoul đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng gián điệp kinh tế và đánh cắp công nghệ. Công tố viên cho biết, ông đã tuyển dụng khoảng 200 cựu kỹ sư Samsung, SK, đồng thời tố cáo ông đánh cắp thông số kỹ thuật chính của nhà máy cũng như thiết kế phòng sạch.
Dù nghi phạm không thành công trong việc thiết lập dây chuyền “bắt chước” Samsung tại Tây An, nguồn tin tiết lộ hàng triệu bộ dữ liệu cũng đã bị đánh cắp.
Một cựu quan chức Samsung cho rằng, vụ việc là hồi chuông báo động đối với các hãng công nghệ lớn của Hàn Quốc và bản thân đất nước. Ông cũng từng được tiếp cận để làm việc cho một công ty bán dẫn Trung Quốc. Theo ông, lo ngại lớn nhất là kiến thức và nhân sự lành nghề khó kiểm soát hơn nhiều so với sản phẩm. Do công nghệ bán dẫn và pin ngày càng khó thâu tóm thông qua các thỏa thuận mua lại, đối phương có xu hướng chiêu mộ các kỹ sư giỏi trong lĩnh vực này.
Là quê hương của các nhà sản xuất pin và memory chip lớn nhất thế giới, bao gồm LG Energy Solutions và Samsung SDI, Hàn Quốc cần phải bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ tốt hơn. Dữ liệu của Cơ quan tình báo quốc gia (NIS) cho thấy, 93 vụ nghi gián điệp công nghiệp được phát hiện từ năm 2018 tới 2022. Bán dẫn, màn hình và pin là những mục tiêu chính.
Tác động của thất thoát tài sản sở hữu trí tuệ đến nền kinh tế là một trong những lo ngại lớn nhất của quan chức Hàn Quốc. Theo ước tính của Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc (FKI), phí tổn hàng năm do đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ gây ra từ 56.000 tỷ won đến 60.000 tỷ won.
Các quan chức tại Văn phòng tài sản sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) cho biết, họ sẽ tăng cường phạm vi điều tra đánh cắp công nghệ và tăng số lượng điều tra viên. KIPO sẽ hợp tác với các cơ quan hành pháp trong nước, ngoài NIS và Bộ An ninh nội địa Mỹ. Bên cạnh tăng gấp đôi tiền phạt, người tố cáo cũng được tăng mức thưởng.
Theo công tố viên, chỉ 47 người trong 445 vụ gián điệp thương mại bị bắt giam từ năm 2019 đến năm 2022.
Một nhà lập pháp Hàn Quốc nhận xét, dù “nhảy việc” là quyết định của cá nhân, chip, màn hình và pin đã trở thành các vấn đề địa chính trị. Ủy ban Công nghiệp Chiến lược cao của Quốc hội sẽ yêu cầu NIS, KIPO và các cơ quan hành pháp khác tìm cách tăng án tù đối với các trường hợp gián điệp kinh tế.
(Theo Korea Times)