Với tôi,ôivềquêănTếtkhôngnặngnềchuyệnquàcáket qua nha nghe my việc đón Tết âm lịch không chỉ là gói bánh chưng, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm, về quê đón Tết, mà nó còn là văn hóa tâm linh của người Việt. Tết âm lịch không chỉ là ngày nghỉ lễ sau một năm làm việc bận bịu, mà còn là nét văn hóa đặc trực của người châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Chúng ta cần phải gìn giữ nét văn hóa này.
Trước kia, đời sống của người dân còn khó khăn. Thế nên nhưng người ở quê trông mong người đi xa về Tết để có đồng quà, tấm bánh (những người đi xa thường là trụ cột kinh tế của cả ra đình).
Nhưng bây giờ mọi thứ đã khác, ở nông thôn hay các vùng quê cũng đã phát triển hơn nhiều, kinh tế cũng ngày một dư dả. Thế nên, người ở quê giờ hầu như chỉ trông mong các con, các cháu về quê ăn Tết cho vui, chứ chẳng mấy ai quan trọng phải mua gì, biếu gì làm quà, hoặc có cho tiền hay không (trừ một số người tính cổ hủ lạc hậu, yêu cầu cao với con cái)?
Thậm chí, ở nhiều gia đình, con cháu về quê ăn Tết thì ông bà, anh chị em ở nhà còn tốn kém nhiều hơn do phải chuẩn bị đồ ăn, thức uống ấy chứ. Có khi, lúc con cháu quay lại thành phố, họ còn dấm dúi cho chúng vài đồng đi đường.
>> Mệt mỏi vì năm nào cũng một xấp tiền về quê ăn Tết
Tôi tin rằng, nếu ai từng sinh ra và lớn lên ở quê, từng trải qua những giai đoạn khó khăn của một thời thiếu thốn, và có một gia đình mà mọi thành viên luôn thương yêu nhau, thì cứ đến Tết sẽ luôn muốn về quê. Như quê tôi giờ chẳng thiếu gì cả. Mỗi khi tôi về ăn Tết, chỉ cần mua hộp bánh nhỏ để thắp hương các cụ lấy tấm lòng thơm thảo là được rồi, chứ chẳng phải tốn kém quà cáp gì.
Xét cho cùng, cuộc đời vốn vô thường, chẳng ai biết ngày mai ra sao? Thế nên, dù mệt vài ngày Tết nhưng được về quê ăn Tết vẫn là mong muốn của biết bao người con xa quê. Nên nếu có điều kiện, có cơ hội thì nên về.
Có thể bố mẹ bạn ở quê không nói ra, nhưng họ hẳn sẽ rất buồn nếu con cháu không về quê ăn Tết. Bởi thứ họ cần bây giờ là sự đoàn tụ gia đình, chứ không phải vì đồng quà, tấm bánh, vì vài đồng con cái cho.