Nhận biết thông tin thật giả
Tại nhà Văn hóa thôn Hòa Trung (xã Tam Thanh,ônthôngminhnơingườidânnhậnbiếttintứcthậtgiả365 cá cược net TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam), ông Lê Văn Lược (70 tuổi), đang cập nhật tin tức với chiếc điện thoại di động thông minh trên tay.
Ông Lược chia sẻ, từ ngày được tập huấn về thôn thông minh, ông hiểu biết hơn việc tiếp cận những thông tin trên internet. Đặc biệt các tin tức độc hại, giả mạo được cán bộ tập huấn rất kỹ giúp bản thân ông tỉnh táo hơn khi tiếp nhận.
“Trước đây, tôi hay theo dõi thông tin trên TV, vừa qua chuyển sang dùng điện thoại thông minh, tôi cập nhật tin tức nhiều hơn trên thiết bị này. Thời gian đầu, những thông tin trên internet và mạng xã hội được tiếp cận, hầu như tôi nghĩ đó là tin thật. Nhưng sau khi được các cán bộ xã và thôn định hướng, xem xét kỹ lưỡng trước khi tiếp nhận một thông tin, kiểm tra nguồn thông tin trên các báo chính thống, từ đó tôi dễ dàng hơn trong việc nhìn nhận đâu là tin giả, đâu là tin thật”, ông Lược nói.
Từ lúc được tập huấn thôn thông minh, ông Lược cũng bắt đầu dùng Zalo, mọi thông tin, tin tức được tổ đại đoàn kết và thôn đăng tải lên đó. “Trước đây, các cuộc họp đa phần phải đi kêu gọi từng nhà thì đến nay chỉ cần gửi một giấy mời, tin nhắn vào nhóm Zalo, đến giờ, mọi người trong thôn đều có mặt dự họp”, ông Lược tiếp lời.
Trong thời gian qua, nhờ cảnh báo của cán bộ địa phương, ông Lược thoát được một lần bị lừa đảo với hình thức gọi điện thoại báo ông bị phạt vì vi phạm giao thông.
Ông kể, cách đây không lâu, ông nhận được một cuộc gọi, đầu dây bên kia tự xưng là công an, thông báo ông Lược vi phạm an toàn giao thông nên phải nộp phạt.
“Những thông tin này tôi được cảnh báo trước đó rất kỹ nên tôi trả lời luôn với người cầm máy rằng, nếu muốn phạt thì Công an TP Tam Kỳ đưa giấy mời, tôi lên tận trụ sở để nộp phạt. Khi nghe tôi nói như vậy, đối tượng này tắt máy và không gọi lại nữa”, ông Lược nói.
Mở rộng từng hộ gia đình
Ông Phan Ngọc Đông (cán bộ thôn Trung Hòa, kiêm cán bộ Thông tin – Văn hóa của xã Tam Thanh) thông tin, sau gần một tháng triển khai mô hình “Thôn thông minh”, xã đã tổ chức được 3 lớp tập huấn cho các đoàn thể và người dân trong thôn.
“3 lớp tập huấn bao gồm tổ công nghệ cộng đồng, cán bộ thôn và đảng viên chi bộ, BCH các chi hội đoàn thể, đại diện hộ gia đình trong thôn (người trong độ tuổi lao động, có điện thoại thông minh, thanh niên…), với gần 100 người tham dự”, ông Đông nói.
Tại đây, người dân được giới thiệu các thiết bị thông dụng (máy tính bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh…). Hướng dẫn lắp đặt, mở máy, tắt máy, tạo và mở, lưu trữ thư mục, thông tin; vào các trang website, khai thác thông tin trên mạng.
Cùng với đó, hướng dẫn làm quen với word, đánh văn bản, soạn thảo văn bản hành chính; thực hiện các thao tác sao chép văn bản, bố cục, định dạng văn bản hành chính, lập và gửi nhận văn bản qua thư điện tử gmail. Hướng dẫn và thực hành làm quen với excel, tạo nhập dữ liệu và định dạng bản tính; kỹ năng in ấn văn bản; hướng dẫn kỹ năng tìm kiếm, tương tác trên môi trường mạng, xử lý một số sự cố thường gặp;
Hướng dẫn, phổ biến về việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến; các phần mềm công nghệ số dùng chung của tỉnh, thành phố góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số tại các khối phố và trên toàn xã.
Tổng quan về chuyển đổi số; vai trò, tầm quan trọng về ứng dụng CNTT trong xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số và chuyển đổi số; kỹ năng cần thiết để bảo đảm an ninh an toàn thông tin và bảo vệ bí mật trên không gian mạng; các tình huống thực tế mất an toàn thông tin, thiệt hại kinh tế, chính trị, xã hội.
Theo ông Đông, từ những hướng dẫn trên, người dân được tiếp cận nhiều thông tin về chuyển đổi số, đặc biệt đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên nền tảng số.
“Những buổi tập huấn được người dân hưởng ứng nhiệt tình, hỏi thông tin không biết, khó hiểu để chúng tôi giải đáp. Đặc biệt là những thông tin trên nền tảng internet, nhiều người tiếp nhận thông tin đang gặp khúc mắc khi chưa nhận định được tin giả, thật. Chúng tôi giải thích cụ thể, giúp người dân nhìn nhận các tin tức”, ông Đông giải thích.
Ông Đông thông tin, triển khai “Thôn thông minh”, tỉnh đã phân bổ gần 100 triệu với các thiết bị CNTT như máy tính, máy in, internet; hệ thống 3 camera giám sát (camera, đầu ghi, ổ cứng), màn hình tivi 65 inch, hệ thống loa phát thanh di động (loa, âm ly, mic), đèn năng lượng, máy in scan, vật tư phụ đi kèm, Sim 4G (data), để đáp ứng yêu cầu công việc (có dự toán kèm theo); hệ thống wifi miễn phí…
Phó Chủ tịch UBND xã Tam Thanh Võ Quang Hân chia sẻ, sau khi thôn thông minh được triển khai, nhiều người dân được hỗ trợ trực tiếp trong quá trình chuyển đổi số.
“Chúng tôi quan tâm hai yếu tố đó là hạ tầng và con người. Hạ tầng tạm thời ổn định, điều quan trọng tiếp theo chính là con người. Xã đã mời báo cáo viên từ thành phố về tập huấn cho người dân thôn Hòa Trung. Bước đầu, người dân nhìn nhận được chuyển đổi số là gì? Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong đời sống hàng ngày”, ông Hân nói.
Cũng theo ông Hân, thời gian tới, xã tập trung nâng cao nhận thức cho người dân về việc không thanh toán tiền mặt, chuyển sang mã quét QR hoặc chuyển khoản.