- Trao đổi tại hội nghị nâng cao chất lượng đào tạo ĐH tại Trường ĐH Lâm nghiệp 22/2,ộtrưởngPhùngXuânNhạCáctrườngĐHphảitựsốngvớithịtrườsoi kèo 88 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã khẳng định, trong bối cảnh phát triển hiện nay, các trường ĐH phải tách ra khỏi cơ quan chủ quản, thực hiện tự chủ và tham gia cạnh tranh bằng chất lượng để tồn tại.
3 nghịch lý của giáo dục đại học
Theo Bộ trưởng, Việt Nam đang có nhiều thuận lợi để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, phía trước vẫn còn muôn vàn khó khăn và thách thức.
“Chúng ta đang đứng trước một nghịch lý giữa một bên đòi hỏi chất lượng cao và một bên điều kiện tạo ra chất lượng rất thấp” – Bộ trưởng Nhạ nói.
Làm một con số so sánh, bình quân chung để có một bằng cử nhân của Việt Nam là 13 triệu đồng/năm, khoảng 600 USD. Trong khi đó, để có một bằng cử nhân ở Mỹ, con số đó khoảng 20-26 nghìn USD với trường công còn trường tư thì khoảng 36.000 đô.
“Đành rằng kinh phí không phải là thứ duy nhất mang lại chất lượng nhưng là điều kiện để đảm bảo chất lượng” – Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.
Một nghịch lý nữa theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chính là tự chủ đại học. “Tự chủ nhằm mục đích nâng cao chất lượng chứ không phải tự chủ là để giảm đầu tư ngân sách”.
Tự chủ là thuộc tính của các trường ĐH, không tự chủ thì các trường rất khó sáng tạo, khó bắt nhịp với cuộc sống.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, tự chủ đại học là tất yếu và các trường phải tham gia thị trường cạnh tranh bằng chất lượng. Ảnh: Lê Văn. |
Theo Bộ trưởng Nhạ, các văn bản chính sách để thực hiện tự chủ ĐH đang hình thành, song thực tế để giải quyết vấn đề tự chủ vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Lịch sử tự chủ của các trường đại học trên thế giới cũng rất gian truân. 16 trường đại học của Việt Nam đã tự chủ nhưng vẫn còn nhiều vấn đề phải làm. Làm thế nào để tạo hành lang pháp lý và các trường đồng loạt tự chủ vẫn là câu hỏi lớn.
Nghịch lý thứ 3 đối với giáo dục ĐH Việt Nam chính là số trường ĐH trên dân số của Việt Nam chưa nhiều nhưng do chất lượng còn yếu nên xã hội lên án là các trường ĐH tràn lan. Hiện nước ta có 271 trường ĐH trên tổng dân số là 92 triệu dân, thấp hơn mức bình quân của ĐNÁ.
Theo Bộ trưởng Nhạ, việc sinh viên ra truuờng có việc làm hay không không chỉ phụ thuộc vào chất lượng các thầy cô mà còn phụ thuộc vào thị trường lao động. Nhìn vào bức tranh tạo việc làm hiện nay thì có thể thấy vấn đề thất nghiệp vẫn chưa mấy sáng sửa. Hàng năm, có vài chục nghìn doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản trong khi đó, mỗi năm đều đều 350-400 nghìn sinh viên tốt nghiệp ra trường.
Trường ĐH phải sống với thị trường
Với ngần đó nghịch lý và áp lực, chỉ trường đại học nào mạnh dạn đổi mới theo hướng tự chủ thì mới nhanh chóng thoát ra được, còn những trường lúng túng sẽ rất khó khăn. Tới đây vị thế của mỗi trường đại học sẽ khác nhau và sẽ bắt đầu xuất hiện sự cạnh tranh rất mạnh. Chất lượng sẽ trở thành tiêu chí số một quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của một trường đại học.
Bộ trưởng Nhạ cho biết, Quốc hội vẫn duy trì 20% ngân sách đầu tư cho giáo dục, tuy nhiên, xu hướng sẽ tập trung cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, đặc biệt là những vùng khó khăn.
Còn với giáo dục ĐH sẽ chỉ đầu tư vào những trường, những ngành hiệu quả hoặc những ngành buộc phải đầu tư, còn lại sẽ phải sống bằng thị trường. Ngân sách giao cho các trường cũng không thường xuyên mà theo hướng đặt hàng, không phân biệt công lập hay dân lập mà bình đẳng trong cạnh tranh.
Bộ trưởng Nhạ cũng cho biết, quá trình thay đổi sẽ có tranh luận, tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào để tăng cường cho các trường ĐH tham gia thực hiện tự chủ chứ không phải đóng cửa.
“Tiến tới các trường ĐH sẽ không trực thuộc cơ quan nào cả. Đây là chủ trương mà Bộ GD-ĐT định hướng phát triển các trường ĐH, không chi phối bằng hành chính nữa” – Bộ trưởng Nhạ khẳng định. “Đây là xu hướng chứ cũng không phải sáng kiến của ai”.
Trong bối cảnh chung đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao Trường ĐH Lâm nghiệp đã tổ chức hội thảo về nâng cao chất lượng đào tạo trong xu hướng tự chủ. Người đứng đầu ngành giáo dục cũng nêu ra một số đề xuất, góp ý đối với nhà trường như phát triển theo hướng nghiên cứu - ứng dụng, tập trung vào một số ngành xã hội có nhu cầu…
Lê Văn
(责任编辑:Thể thao)
Việt Nam backs UN General Assembly's resolution on Palestine’s UN membership
Nhận định, soi kèo Yangon United vs Sagaing United, 16h00 ngày 27/7: Khôn nhà dại chợ
Nhận định, soi kèo Lyngby vs Midtjylland, 0h00 ngày 17/8: Khách thay đổi lịch sử
Nhận định, soi kèo Olimpija Ljubljana vs ND Primorje, 01h15 ngày 20/7: Bắt nạt tân binh
Nhiều nam nữ dương tính ma tuý trong quán karaoke Gold Star
Nhận định, soi kèo Botev Plovdiv II vs Belasitsa Petrich, 22h30 ngày 29/7: Bổn cũ soạn lại
Nhận định, soi kèo Botev Vratsa vs Botev Plovdiv, 23h00 ngày 21/7: Thay đổi lịch sử
Nhận định, soi kèo Pyramids FC vs Abo Qair Semad, 22h00 ngày 8/8: Đẳng cấp vượt trội
MC Đỗ Phương Thảo chia sẻ bí quyết giúp con 3 tuổi đọc sách tiếng Anh
Nhận định, soi kèo Botev Vratsa vs Septemvri Sofia, 22h59 ngày 19/8: Điểm số đầu tiên
Có nên làm vệ sinh khoang động cơ ô tô?
Nhận định, soi kèo Shenzhen Peng City vs Shanghai Shenhua, 19h00 ngày 17/7: Chênh lệch đẳng cấp