- Trưa nay,ồiquyếtđịnhkỷluậthọcsinhlớpnóixấuthầycôtrongnhómkíbóng đá v-league hôm nay 1/11, bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết, đã yêu cầu trường THPT Nguyễn Trãi thu hồi quyết định kỷ luật 8 học sinh; đồng thời làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân thầy cô trong trường.
Xúc phạm thầy cô trên Facebook, 7 học sinh bị đuổi học
"Hơn chục năm nay chưa có sinh viên nào bị đuổi học vì mại dâm"
Bà Hằng cho biết, việc kỷ luật học sinh, trong đó đình chỉ học với 7 em là quá nặng và không có tính răn đe.
Bà cũng bày tỏ: "Rất lấy làm tiếc về sự việc trên. Nhà trường không báo cáo trước khi ra quyết định kỷ luật, chứ nếu Sở nắm bắt trước sẽ không có việc này xảy ra".
Sau khi 7 học sinh bị đình chỉ học, Sở GD-ĐT đã nhận được đơn kiến nghị của phụ huynh học sinh và báo cáo của trường.
Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa (Ảnh: Lê Dương) |
Trong sáng nay, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn xuống trường làm rõ sự việc.
Trước mắt, Sở đã yêu cầu Trường THPT Nguyễn Trãi thu hồi lại các quyết định kỷ luật học sinh. Đồng thời, thông báo cho các học sinh bị kỷ luật quay trở lại trường học bình thường từ ngày mai (2/11).
Tiếp đó, Sở sẽ yêu cầu nhà trường rà soát lại toàn bộ quy trình xử lý kỷ luật, mức độ vi phạm của học sinh để từ đó có hình thức xử lý kỷ luật đúng theo quy định của pháp luật, báo cáo Sở xem xét quyết định.
Cùng với đó, Sở GD&ĐT Thanh Hóa cũng đã yêu cầu trường THPT Nguyễn Trãi kiểm điểm tập thể, cá nhân để xảy ra sự việc đáng tiếc nêu trên.
Theo đánh giá của Giám đốc Sở GD-ĐT thì việc Trường THPT Nguyễn Trãi xử lý kỷ luật đối với các em học sinh là nóng vội. Việc vi phạm của học sinh chưa đến mức phải đuổi học 1 năm.
“Quan điểm xử lý kỷ luật học sinh làm sao tạo điều kiện cho các em có cơ hội sửa chữa. Vì các em học sinh đầu cấp, mới vi phạm lần đầu. Hơn nữa, môi trường giáo dục thì phải có những hình thức xử lý kỷ luật mang tính giáo dục học sinh”, bà Phạm Thị Hằng chia sẻ.
Trước đó, như VietNamNet đã phản ánh, ngày 1/10, một học sinh lớp 10A5, trường THPT Nguyễn Trãi sử dụng điện thoại di động trong giờ học, bị giáo viên bộ môn thu giữ và giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp.
Sau đó, giáo viên chủ nhiệm phát hiện từ điện thoại của học sinh này có những thông tin chia sẻ của một nhóm học sinh với nội dung xúc phạm đến thầy cô giáo và nhà trường nên đã bị đã bị nhà trường kỷ luật, trong đó có 3 em bị đuổi học 1 năm, 4 em đình chỉ một tuần, 1 em bị cảnh cáo.
Lê Dương
Thông tin về vụ kỷ luật học sinh được dư luận bàn tán xôn xao. Phụ huynh Nguyễn Hồng Cường (Hà Nội): Đa số đều không biết nội dung những tin nhắn như thế nào. Anh Nguyễn Hồng Cường suy đoán “Chắc phải xúc phạm nặng nề lắm. Nếu chỉ là những lời nói xấu “bình thường” thì không trường nào đuổi học hết. Họ là những nhà giáo lâu năm, chắc chắn không chỉ vì bực tức bốc đồng mà dình chỉ ngần đấy học sinh. Tôi cho rằng các em đó phải hết sức thô tục, hỗn hào mới phải chịu kỷ luật ở mức độ đó. Độc giả Lê Nam: Có lẽ các em bị đuổi học không chỉ vì những tin nhắn nói xấu thầy cô trên nhóm chat, mà còn vì thái độ của các em sau khi giáo viên biết chuyện. Có những trường hợp chính thái độ thể hiện khi hai bên giải quyết vấn đề mới là cái gây ra mâu thuẫn, đẩy sự việc đi xa hơn. Facebooker Thuc Nguyen (TP.HCM): Kỷ luật học sinh vì điều này là thiếu giáo dục. Các giáo viên nên xem lại mình. Giáo viên tọc mạch nên đã đọc phải những thứ không nên đọc. Phụ huynh Quốc Bảo (TP.HCM): Điều bất bình nhất chính là việc giáo viên tự ý xem điện thoại của học sinh. Tin nhắn trong điện thoại là điều riêng tư, chẳng cứ gì tụi trẻ mà ngay cả người lớn khi nói chuyện trên điện thoại không hiếm khi dùng từ tục tĩu. Ở đây, học sinh không nói tục trước mặt cô giáo, nên đình chỉ học các em là một quyết định không hợp lý. Phụ huynh Trần Phương Mai (Hà Nội): Tôi xin nhắc lại lần nữa với mọi người rằng hãy dừng ngay việc xem trộm điện thoại, thư từ và các trao đổi cá nhân của người khác, kể cả của bạn đời và con cái, vì đó là một hành vi vi phạm pháp luật. Hãy giáo dục cho con cái điều này để xã hội được làm sạch khỏi những hành vi ăn cắp, kể cả ăn cắp thông tin. Hãy dừng ngay việc "trộm" thông tin trước mặt con cái và ăn cắp của con cái, để truyền cho chúng thói quen. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác” của bất kỳ ai trong số chúng ta được bảo vệ theo điều 21 Hiến pháp 2013 và điều 38 Bộ luật dân sự năm 2015. Người duy nhất được xem những thứ đó là công an, phục vụ quá trình điều tra theo pháp luật. Việc nói xấu cô giáo trong nhóm kín của các em không thuộc diện “gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người như: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động… dùng vũ khí (dao găm, lưỡi lê, súng lục, lựu đạn, …) đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương” theo Thông tư 08/TT/1988 về Khen thưởng kỷ luật học sinh của Bộ GD-ĐT (Bộ không có thông tư cụ thể nào khác ngoài thông tư ban hành từ 30 năm này)”. Vì vậy, khi học sinh bị kỷ luật trái quy định, cha mẹ học sinh có quyền khiếu nại và có thể khởi kiện”. Ngân Anh |
Thứ trưởng Giáo dục: "Dự thảo đuổi học SV hoạt động mại dâm có sơ suất"
Tối 29/10, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết ban soạn thảo đã sơ suất chưa cập nhật dự thảo phù hợp nhất về công tác sinh viên của các trường sư phạm.