Ở mùa tuyển sinhnăm 2023,ủkhoakhốiCtốtnghiệpthptởHưngYênđibócnhãnthuêkiếmtiềnhọtỷ lệ kèo bóng đá trực tiếp Lê Minh Hiếu (cựu học sinh lớp 12A7 Trường THPT Nguyễn Trung Ngạn) đạt tổng điểm 29 điểm khối C (Văn 9,5; Lịch sử 10; Địa lý 9,5) và trở thành thủ khoa khối C kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 của tỉnh Hưng Yên.
“Em biết được điểm thi của mình qua thầy cô, khi đang đi ngoài đường. Lúc đó, em nhảy cẫng lên như một đứa trẻ vì quá vui sướng. Khi biết mình còn là thủ khoa khối C của tỉnh Hưng Yên, tối đó, em đã hạnh phúc đến phát khóc”, Hiếu chia sẻ.
Hiếu cho hay việc trở thành thủ khoa như là “một nốt nhạc bay bổng nhất ở tuổi thanh xuân" của em. Nói vậy, bởi cuộc sống của nam sinh quá khó khăn, thậm chí có giai đoạn ám ảnh như lời Hiếu kể "luôn sống trong tiếng thét của chủ nợ".
Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, bố mẹ quanh năm bám lấy ruộng đồng, lại đông con nên kinh tế gia đình Hiếu rất khó khăn. Khi em lớp 7, kinh tế gia đình càng u ám hơn.
Bố em công việc bấp bênh, lại có giai đoạn không định hướng tốt nên nhà đã xây được nhiều năm nhưng gia đình vẫn chưa trả xong nợ. Anh em Hiếu cũng vì thế quen với cảnh sống trong sự uy hiếp của chủ nợ.
“Có những giai đoạn, cứ vài ngày, lại có một người đến nhà em đòi nợ”, Hiếu kể.
Lúc đó, mọi gánh nặng đều đổ lên vai mẹ khi phải nuôi 4 anh em Hiếu ăn học. Bố mẹ em phải tìm cách chạy vạy, vay chỗ này đắp chỗ kia.
“Mẹ em đã phải cấy cày thật nhiều, làm tới 4 mẫu ruộng để kiếm tiền trả bớt nợ”.
Sau này khoản vay chuyển sang ngân hàng, cảnh bị chủ nợ làm khó đã vơi dần. Khoản vay ngân hàng đến 200 triệu đồng, kinh tế chỉ trông vào mấy thửa ruộng, đến nay gia đình em mới trả được khoảng gần 20 triệu và còn đội thêm tiền lãi.
Là con cả trong gia đình, Hiếu tham gia gần như các công việc đồng áng để phụ giúp mẹ. Từ năm lớp 7, cậu bé chưa đầy 40kg đã bắt đầu xin đi bóc long nhãn thuê để kiếm tiền. Năm lớp 9, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, không có điện thoại để học trực tuyến, cứ nửa đêm, Hiếu lại đến nhà các bạn mượn vở để chép bài.
Giai đoạn gần thi lớp 10, bố mẹ không có tiền, Hiếu nghĩ ra cách trồng rau rồi mang bán được 2 triệu đồng dùng để đi học thêm.
“Giai đoạn đó nhận thức còn non nớt nên đôi khi em rất buồn và tủi thân mỗi khi nghĩ đến bạn bè có gia đình khá giả hoặc ít nhất có đủ điều kiện học tập. Trong khi đó, em luôn là người đóng các khoản tiền trường lớp cuối cùng của lớp, cũng như cần đến sự hỗ trợ của thầy cô giáo. Tất cả đều khiến em có mặc cảm về bản thân, thậm chí cả những suy nghĩ rất tiêu cực về hoàn cảnh gia đình”, Hiếu chia sẻ.
Song Hiếu luôn tự nhủ phải cố gắng hết sức để học tốt, hoàn thiện bản thân và giúp gia đình thoát khỏi cảnh nợ nần.
Thương bố mẹ vất vả nên cấp THPT, ngoài giờ học ở trường, vào mùa, Hiếu đi cấy thuê vào buổi đêm để tăng thu nhập cho gia đình.
“Từ khi lên lớp 10, em thường xuyên đi cấy vào 1, 2h sáng. Cũng có hôm, em đi cấy thuê thâu đêm đến sáng, rồi đi học luôn”, Hiếu kể.
Cùng với việc bóc long nhãn hè năm lớp 11, đầu năm lớp 12, Hiếu đã tự lo được khoản tiền đóng học phí và các khoản.
Thậm chí trước khi đi thi tốt nghiệp THPT, em vẫn cố đi cấy để phụ giúp gia đình. Ngay sau kỳ thi, không được xả hơi như các bạn, Hiếu lại quay trở lại với công việc đi cấy thuê. Tuy vậy, khó khăn không làm chùn bước nam sinh với vóc người bé nhỏ.
Hiếu luôn có kết quả học tập tốt và giành được nhiều giải cao ở các cuộc thi. Năm lớp 12, nam sinh giành giải Nhì ở cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý; giải Nhất cuộc thi Thời trang tái chế.
“Những giải thưởng đi kèm những khoản tiền nhỏ cũng góp phần giúp em trang trải việc học”, Hiếu kể.
Là thủ khoa, Hiếu cho hay, bản thân không có bí quyết học tập đặc biệt mà quan trọng dành thời gian tự học và tìm hiểu thêm những kiến thức mới, ngoài tập trung nghe thầy cô giảng trên lớp.
Qua mạng xã hội, em tìm kiếm được và tạo cho mình những mối quan hệ giá trị, qua đó có thể học hỏi, trao đổi được nhiều kiến thức mới, khai phá nhiều điều mà bản thân chưa biết.
Với những môn xã hội, theo Hiếu, cũng cần học theo kiểu xâu chuỗi, tư duy. “Có lẽ nhiều người nghĩ rằng các môn học tự nhiên mới cần đến tư duy nhiều nhưng em nghĩ những môn xã hội cũng cần rất nhiều tư duy để hiểu căn cơ, bản chất, qua đó có sự liên hệ, xâu chuỗi”, Hiếu chia sẻ.
Với tổng điểm 29, Hiếu cho hay đã nghĩ đến nhiều nguyện vọng xét tuyển đại học nhưng rồi “những thứ bay bổng” đều nhanh chóng bị dập tắt bởi những lo toan về học phí và các khoản tiền khác để theo học. Cuối cùng, Hiếu lựa chọn đăng ký Nguyện vọng 1 vào ngành Sư phạm Văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Nguyện vọng 2 vào ngành Quan hệ công chúng của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Tuy nhiên, Hiếu rất mong muốn theo học ngành Sư phạm để bớt nỗi lo khi được hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt và cũng phù hợp với những điểm mạnh của bản thân về thuyết trình, tự tin trong giao tiếp...
“Sau khi thi tốt nghiệp THPTđạt kết quả cao, em cũng nhận được một số phần thưởng, học bổng của địa phương với khoảng 15 triệu đồng - đây sẽ là hành trang cho em nhập học và trang trải thời gian đầu”, Hiếu tính toán.
Hiếu tâm sự, ngay sau khi ổn định việc học tại trường, em dự định sẽ tìm kiếm công việc làm thêm để chia sẻ phần nào gánh nặng cho bố mẹ.
(责任编辑:World Cup)