Bạc Liêu vào cuộc chuyển đổi số (CĐS) chậm hơn cả nước vài năm. Đi sau,ạcLiêuchuyểnđổisốđểkhôngbịbỏlạiphíbóng đá net học tập kinh nghiệm của các cơ quan, địa phương tiến hành trước, Bạc Liêu đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, tổ chức, giám sát thực hiện CĐS vừa ở diện rộng, vừa có trọng tâm vào lĩnh vực thế mạnh của địa phương. Từ những “bước chân” ban đầu ấy đã mang đến một vài kết quả khích lệ.
6 lĩnh vực ưu tiên CĐS
CĐS là xu hướng tất yếu khách quan trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Nắm bắt, tận dụng hiệu quả được cơ hội và khắc phục được thử thách mà cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 tạo ra sẽ nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội.
Đồng thời, chủ động phòng ngừa, ứng phó để hạn chế tác động tiêu cực, bảo đảm quốc phòng - an ninh, an toàn, công bằng xã hội và tính bền vững của tiến trình phát triển đất nước. Xác định được tầm quan trọng đó, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu đã rất quan tâm lãnh đạo công tác này.
Đầu năm 2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu ban hành Kế hoạch 126 thực hiện Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị (khóa XII). Kế hoạch nêu rõ: chủ động, tích cực tham gia cuộc CMCN lần thứ 4 là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh; là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp để tỉnh Bạc Liêu bứt phá phát triển kinh tế - xã hội.
Hướng dẫn người dân TX. Giá Rai cài đặt và sử dụng ứng dụng Bạc Liêu Smart trên điện thoại di động.
Tỉnh ủy xác định nội dung cốt lõi của chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ 4 là thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử tỉnh, tiến tới chính quyền số, xã hội số.
Một năm sau, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị 07 về CĐS tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Đến năm 2022, Tỉnh ủy tiếp tục có Chỉ thị 17 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06) trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Chỉ thị 17 yêu cầu tập trung thực hiện 5 nội dung: hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện chuyển đổi phương thức hoạt động từ thủ công sang công nghệ; khẩn trương giải quyết những khó khăn, vướng mắc để thực hiện có hiệu quả Đề án; bảo đảm dữ liệu dân cư và các dữ liệu khác “đúng, đủ, sạch, sống”, kết nối đồng bộ, thống nhất với nhau; xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao; và ưu tiên bố trí ngân sách để triển khai Đề án 06.
Các văn bản lãnh đạo CĐS của Tỉnh ủy là hành lang pháp lý thuận lợi, vạch ra hướng đi cho nhiệm vụ mới của cả tỉnh. Căn cứ Quyết định 749 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, cũng như định hướng của Tỉnh ủy và bám sát điều kiện thực tế của Bạc Liêu, tỉnh xác định tập trung, ưu tiên CĐS 6 ngành, lĩnh vực gồm: nông nghiệp, tài nguyên - môi trường, giao thông, du lịch, giáo dục và y tế.
Những kết quả ban đầu khích lệ
Dù đi sau nhưng kịp thời bắt nhịp với cả nước, công tác CĐS được các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh quan tâm và chỉ đạo quyết liệt. Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về CĐS được tổ chức rộng khắp, cho nhiều nhóm người. Các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cán bộ nguồn quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, cấp huyện và tương đương nhiệm kỳ 2025 - 2030 đều có nội dung về CMCN 4.0 - xu hướng CĐS và phát triển địa phương.
Chuyên đề CĐS cũng được đưa vào chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính. Sở VH-TT&DL lồng ghép nội dung CĐS vào các lớp tập huấn nâng cao kiến thức về du lịch nông thôn. Sở TT&TT, doanh nghiệp viễn thông phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố phổ biến kiến thức CĐS, hướng dẫn kỹ năng sử dụng một số ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, chuyên viên, tổ công nghệ số cộng đồng...
Kết quả thu về là nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người dân thay đổi, nâng cao và hoạt động CĐS của Bạc Liêu cũng từ đó mà diễn ra sôi nổi, lan tỏa, nhất là từ năm 2022 trở lại đây và đã thu được nhiều kết quả khích lệ.
Huyện Vĩnh Lợi tuyên truyền trực quan về chuyển đổi số. Ảnh: N.Q
Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông được tăng cường đầu tư mở rộng và hoạt động ổn định, hiệu quả; các hệ thống thông tin quan trọng được triển khai đồng bộ, kết nối liên thông đến cấp xã. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh đảm bảo kết nối, liên thông với trục liên thông quốc gia và một số bộ, ngành. Triển khai cập nhật thông tin cán bộ, công chức, viên chức và đồng bộ vào Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ quản lý với 15.250 hồ sơ, đạt 100%...
Ở những ngành, lĩnh vực mà tỉnh xác định ưu tiên CĐS cũng có kết quả tương tự. Điển hình như năm 2023, ngành Nông nghiệp Bạc Liêu đạt mức tăng trưởng xấp xỉ 5%, tiếp tục giữ vững vai trò “trụ đỡ” quan trọng trong phát triển kinh tế chung của tỉnh.
Ông Phạm Văn Mười - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: “Để đạt được những kết quả đó, bên cạnh nhiều giải pháp thì việc thúc đẩy tiến trình CĐS gắn với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; ứng dụng thành tựu của cuộc CMCN lần thứ 4 trong ngành Nông nghiệp có ý nghĩa mang tính quyết định”.
Bạc Liêu đang sở hữu 86 máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật, bón phân, gieo sạ; ứng dụng nhiều phần mềm trong theo dõi diễn biến rừng, đánh giá dịch bệnh trên đàn vật nuôi, ghi chép nhật ký sản xuất điện tử phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm;…
Riêng Sở TN-MT tập trung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản; bản đồ số. Đến nay đã xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính của TP. Bạc Liêu, TX. Giá Rai, các huyện: Vĩnh Lợi, Hòa Bình và Đông Hải, đang tiếp tục làm giàu cơ sở dữ liệu địa chính đối với 2 huyện còn lại.
Đối với lĩnh vực y tế, tất cả 79 cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh đã liên thông dữ liệu bảo hiểm y tế trên Cổng Giám định bảo hiểm y tế, toàn bộ 64 trạm y tế xã đã ứng dụng phần mềm quản lý trạm y tế xã trong công tác quản lý và chuyên môn của trạm.
Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh - Phạm Văn Thiều: Người dân là trung tâm của CĐS
Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực, nguồn lực của CĐS. Mục đích cuối cùng của CĐS là phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và chính người dân, doanh nghiệp sẽ tạo ra nguồn lực cho sự phát triển.
(责任编辑:La liga)