您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

Kẽ hở ở các 'thiên đường' đổi tiền lấy quốc tịch trên thế giới_nhận định indonesia vs việt nam

Ngoại Hạng Anh31946人已围观

简介Nhu cầu tăng caoSau cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, từng có nhiều người Mỹ tính chuyện rời bỏ đất n ...

Nhu cầu tăng cao

Sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2016,ẽhởởcácthiênđườngđổitiềnlấyquốctịchtrênthếgiớnhận định indonesia vs việt nam từng có nhiều người Mỹ tính chuyện rời bỏ đất nước đến mức trang web nhập cư của Canada đã bị sập vì quá tải. Xu hướng này hiện nóng trở lại vào thời điểm cận kề cuộc bầu cử lãnh đạo Nhà Trắng năm nay. Theo một cuộc khảo sát mới đây của YouGov, 31% người Mỹ được hỏi tiết lộ quan tâm đến việc nhập cư vào nước khác, nếu ứng cử viên tổng thống họ ủng hộ không giành chiến thắng.

Theo tạp chí Forbes, khi dịch bệnh giới hạn việc đi lại và sức mạnh hộ chiếu đang nắm giữ bị giảm sút, không có gì ngạc nhiên nếu ngày càng nhiều người Mỹ tìm hiểu cách thức có được hộ chiếu thứ hai, cơ hội nhập cư vào một quốc gia khác hay đơn giản là quyền đi đến nhiều nơi một cách tự do hơn. Xu hướng không chỉ rộ lên ở Mỹ mà còn xuất hiện tại nhiều nơi khác.

{keywords}
 

Các chuyên gia cho biết, quá trình xét cấp quốc tịch nhìn chung khá phức tạp. Bạn thường phải mất tới ít nhất 5 năm sinh sống tại một quốc gia nào đó mới có đủ điều kiện đăng ký xin nhập tịch nước ấy. Ngoài ra, tới 1/2 số quốc gia trên thế giới không chấp nhận tình trạng song tịch, đồng nghĩa bạn sẽ phải từ bỏ quyền công dân của nước đang có hộ chiếu, mới được phép nhập quốc tịch vào đất nước họ.

Tuy nhiên, vẫn có một số ít quốc gia sẵn sàng chào đón công dân nước khác nhập tịch với một khoản phí nhất định, thông qua những chương trình có tên gọi chính thức là "cấp quyền công dân và hộ chiếu thứ hai thông qua hoạt động đầu tư".

Thống kê mới nhất tính đến hết tháng 7/2020 của Forbes cho thấy, nhóm này bao gồm một số nước thuộc vùng Caribbe (St. Kitts & Nevis, St. Lucia, Antigua & Barbuda, Dominica, Grenada), một số nước ở châu Âu (Bồ Đào Nha, Malta, Cộng hòa Síp, Áo, Moldova, Montenegro, Thổ Nhĩ Kỳ), New Zealand, Jordan và Vanuatu.

Juerg Steffen, Tổng giám đốc điều hành công ty Mỹ Henley & Partners chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhập quốc tịch nước ngoài nhấn mạnh, lĩnh vực này hiện khá phát triển do cung và cầu đều tăng. "Ngày càng có nhiều quốc gia và những người giàu có coi việc nhập cư thông qua đầu tư là một lợi thế cạnh tranh. Đây còn được xem như một giải pháp bảo đảm an toàn tối thiểu trong một thế giới đầy biến động hiện nay”, ông Steffen nói.

Doanh thu "khủng"

Theo BBC, các chương trình cấp quốc tịch thông qua hoạt động đầu tư (CBI) đã tồn tại từ nhiều thập kỷ qua, chủ yếu nhằm giúp các nước tăng thu ngân sách. Luật sư Thụy Sỹ Christian Kalin ước tính, đây là ngành công nghiệp mang lại tổng doanh thu toàn cầu tới 25 tỷ USD mỗi năm.

Mỗi nước có yêu cầu khác nhau cho các chương trình CBI, cho phép người nước ngoài đầu tư vào các dự án bất động sản và các hoạt động kinh doanh, mua nhà hoặc tài trợ tiền trực tiếp cho chính phủ để đổi lấy việc được cấp hộ chiếu hay quyền công dân.

Những chương trình như vậy được biết đến nhiều nhất ở vùng Caribbe, nơi sở hữu các bãi biển cát trắng tuyệt đẹp với đòi hỏi đầu tư tối thiểu ở mức thấp và không yêu cầu người muốn nhập tịch phải sinh sống tại đó một thời gian. Thủ tục xét duyệt cấp quốc tịch nhanh chóng, chỉ trong vòng vài tháng cũng là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư.

Ví dụ, ở đảo quốc Antigua & Barbuda, bạn chỉ cần bỏ ra 100.000USD (hơn 2,3 tỷ đồng) quyên tặng vào quỹ phát triển đất nước cộng với một khoản đầu tư bất động sản để được cấp ngay các hộ chiếu dành cho gia đình có 4 người. Những người mang hộ chiếu Antigua & Barbuda hiện được miễn thị thực đến 151 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong khi đó, các nước giàu đang "ra giá" quốc tịch cao hơn nhiều. Ví dụ, để được cấp hộ chiếu New Zealand, các nhà đầu tư cần chi ít nhất 2 triệu USD (hơn 46,3 tỷ đồng) trong vòng 4 năm. Việc trở thành công dân của Cộng hòa Síp đòi hỏi các khoản đóng góp và đầu tư bất động sản trung bình 2,5 triệu USD (gần 58 tỷ đồng), trong khi chi phí để được cấp hộ chiếu Áo tối thiểu là 3,5 triệu USD (trên 81,1 tỷ đồng).

{keywords}
Khung cảnh yên bình ở St. Kitt & Nevis, đảo quốc thuộc vùng Caribbe. Ảnh: Kornova

Đáng chú ý, các chương trình CBI đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của những "thiên đường mua bán quốc tịch". Tại St. Kitt & Nevis, hộ chiếu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất và doanh thu từ việc bán quốc tịch cho người nước ngoài được tin là đã giúp nước này thoát khỏi tình trạng nợ nần cũng như thổi bùng cơn sốt xây dựng. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lượng tiền thu được từ chương trình trong năm 2014 tương đương 14% GDP của St. Kitt & Nevis. Một ước tính khác cho rằng, tỷ lệ này lên đến 30% GDP của đảo quốc trong năm 2015.

Tương tự, doanh thu từ các chương trình CBI lên tới 10% GDP đã giúp Dominica có thêm nguồn ngân sách đáng kể để phục hồi kinh tế trước sự tàn phá của của 2 cơn bão hủy diệt Erika và Maria trong các năm 2015, 2017.

Cảnh báo kẽ hở

Kể từ khi bắt đầu được triển khai vào thập niên 1980, các chương trình CBI đã vấp phải không ít ý kiến phản đối, với lí do chúng thiên vị nhóm người giàu có.

BBC trích dẫn ví dụ về Andrew Henderson, một doanh nhân Mỹ rủng rỉnh tiền bạc đang nắm trong tay tới 4 hộ chiếu và dự định sưu tầm cuốn hộ chiếu thứ 5. Ông Henderson thừa nhận, việc có nhiều quốc tịch cho phép ông đi lại đây đó tự do hơn, có nhiều cơ hội làm ăn hơn với mức thuế phải đóng thấp hơn ở nhiều nước.

Trước chính sách "đổi tiền lấy quốc tịch" hợp pháp, dễ dàng và nhanh chóng dành cho các nhà đầu tư ở một số nước, nhiều người cũng lo ngại CBI có thể bị các đối tượng tham nhũng, rửa tiền, trốn thuế và thậm chí cả các phần tử khủng bố ngoại quốc lợi dụng để có được nơi trú ẩn an toàn, trốn tránh sự trừng phạt của luật pháp.

Thực tế, theo báo The Economist, Low Taek Jho, nhà tài phiệt Malaysia đang có tên trong danh sách truy nã của Kuala Lumpur vì liên quan đến bê bối thất thoát hàng tỷ USD tại Quỹ đầu tư nhà nước 1MDB, đã được St. Kitt & Nevis cấp hộ chiếu. Mehul Choksi, một tỷ phú Ấn Độ bị New Delhi truy nã vì dính líu tới vụ lừa đảo trị giá 2 tỷ USD tại Ngân hàng quốc gia Punjab, đã chuyển đến Antigua & Barbuda vào tháng 1/2018 sau khi được cấp quyền công dân danh dự vào năm trước đó.

Ngoài ra, chương trình CBI của St. Kitt & Nevis đã gặp rắc rối với Bộ Tài chính Mỹ khi các điệp viên Iran bị tố dùng hộ chiếu của đảo quốc để rửa tiền cho các ngân hàng tại Tehran, vi phạm lệnh trừng phạt của Washington. Một phóng sự điều tra độc quyền do hãng tin Al Jazeera thực hiện gần đây cũng cho thấy, Cộng hòa Síp đã tạo điều kiện cho nhiều chính khách, quan chức ngoại quốc đang bị điều tra hoặc tình nghi "có nguy cơ tham nhũng cao" mua quốc tịch.

Dù Hiệp hội Các tổ chức biên giới Borderpol thống kê chỉ khoảng 1% số cá nhân được các chính phủ phê duyệt CBI có liên quan đến hoạt động phi pháp, nhưng giới quan sát đã lên tiếng báo động về những lỗ hổng dễ bị bọn tội phạm khai thác để qua mặt hệ thống xét duyệt di dân thông thường.

{keywords}
EU kêu gọi các nước thành viên siết chặt quy trình xét duyệt cấp quốc tịch cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: Word Press

Ứng phó

Để giải quyết vấn đề, tháng 1/2019, Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành báo cáo về các chương trình CBI, công nhận việc các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) có quyền cấp hộ chiếu cho những nhà đầu tư đủ điều kiện và không có hồ sơ "mờ ám". Song, cơ quan này cũng nhấn mạnh đến các rủi ro liên quan và kêu gọi chính phủ các nước minh bạch về việc xét duyệt CBI.

Bên cạnh đó, EC thành lập một nhóm chuyên gia đến từ các nước thành viên để phát triển một bộ kiểm tra an ninh chung và đề xuất các bước quản trị tốt những chương trình này.

Dù liên minh chưa có quy định và chế tài xử phạt các nước thành viên để xảy ra bê bối CBI, nhưng các quốc gia EU khẳng định đang và sẽ siết chặt mọi quy trình sàng lọc, thẩm định những người xin nhập tịch.

Jonathan Cardona, Giám đốc chương trình của Malta cho biết, chính phủ nước này đã duyệt cấp 900 hộ chiếu trong vòng 4 năm, nhưng từ chối 22% số người nộp đơn đăng ký, chủ yếu vì sự thiếu rõ ràng về nguồn gốc tài sản, thu nhập của họ. Trong khi đó, tháng 7/2020, Cộng hòa Síp đã chính thức thông qua luật tước quyền công dân của những người nhập tịch nếu họ phạm tội nghiêm trọng.

Tuấn Anh

Hé lộ nhiều góc khuất trong chương trình quốc tịch đảo Síp

Hé lộ nhiều góc khuất trong chương trình quốc tịch đảo Síp

Al Jazeera có trong tay 1.400 đơn đăng ký nhập tịch Cộng hòa Síp, hé lộ tư cách công dân quốc đảo này được bán cho nhiều tội phạm và đối tượng bị điều tra.

Tags:

相关文章



友情链接