Dù số người hút thuốc lá ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao nhưng nhờ những nỗ lực phòng chống tác hại thuốc lá của các bên liên quan,ínhiệuvuitrongphòngchốngtáchạithuốcláởkêt qua bóng đa tỉ lệ này đang có dấu hiệu giảm.
Giảm nhẹ số người hút thuốc và hút thuốc thụ động
Theo Điều tra Toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (GATS 2015) do Tổng Cục thống kê phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới thực hiện năm 2015, so với năm 2010 tỷ lệ hút thuốc lá trong nam giới Việt Nam có giảm khoảng 2%.
Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu ở thanh, thiếu niên Việt Nam cũng giảm từ 3,3% năm 2007 xuống 2,5% năm 2014. Đáng chú ý, có khoảng 90% học sinh đang hút thuốc có ý định bỏ thuốc lá.
Một kết quả đáng mừng nữa là tỉ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động tại Việt Nam giảm mạnh. Theo đó, so với năm 2010, tỷ lệ hút thuốc thụ động tại nhà giảm từ 73,1% xuống 59,9%; hút thuốc thụ động tại nơi làm việc giảm từ 55,9% xuống 42,6%; tại trường học giảm từ 22,3% xuống 16,1%; trên các phương tiện giao thông công cộng giảm từ 34,4% xuống 19,4%.
Điều này cho thấy, việc sử dụng thuốc lá đang được ngăn chặn và có xu hướng giảm.
Chủ động xây dựng môi trường không khói thuốc
Những con số tích cực trong phòng chống tác hại thuốc lá có được là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ, các cơ quan ban ngành và các tổ chức liên quan trong suốt những năm qua.
Cụ thể vào năm 2013, Chính phủ đã ban hành Luật Phòng chống tác hại thuốc lá có hiệu lực từ ngày 01/5/2013. Đồng thời quyết định thành lập Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá theo Quyết định số 47/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Hơn 3 năm từ khi thực hiện Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, với sự ủng hộ của Quốc hội, Chính phủ, sự chỉ đạo sát sao của Bộ trưởng Bộ Y tế - Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, sự nỗ lực của Quỹ và sự phối hợp của các Bộ, ban, ngành, các tỉnh thành phố, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá đã có những chuyển biến tích cực.
Theo thống kê, 70% số Công đoàn cơ sở trên cả nước triển khai môi trường làm việc không khói thuốc lá. Ít nhất 150 nhà máy, xí nghiệp trong toàn quốc thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc trong nhà.
Các cơ sở y tế không khói thuốc cũng được chú trọng triển khai với các điển hỉnh như bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắc Lắc, bệnh viện huyện Hải hậu, Nam Định,.. Mô hình khách sạn, nhà hàng không khói thuốc lá cũng đang được nhiều khách sạn, nhà hàng hưởng ứng với quy định cấm hút thuốc khu vực bên trong khách sạn, nhà hàng.
Công tác tư vấn cai nghiện thuốc lá được bước đầu triển khai, trong đó bệnh viện Bạch Mai được giao nhiệm vụ thành lập Trung tâm tư vấn cai nghiện. Đến nay, đã có 1.545 cán bộ y tế của các bệnh viện của 63 tỉnh/thành phố được tập huấn về phương pháp tư vấn cai nghiện thuốc lá.
Tổng đài tư vấn cai nghiện thuốc lá miễn phí 1800-6606 tại bệnh viện Bạch Mai đã nhận 13.596 cuộc gọi xin tư vấn cai nghiện thuốc lá. Bên cạnh tổng đài tư vấn cai nghiện, công tác tư vấn cai nghiện thuốc lá còn được triển khai tại 10 bệnh viện ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam nhằm tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ người dân có nhu cầu cai thuốc lá.
Hiện Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá vẫn đang hỗ trợ 26 Bộ, ngành, 63 tỉnh, thành phố và 10 bệnh viện thực hiện các hoạt động về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Tăng cường kiểm tra, giám sát
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp phòng chống tác hại thuốc lá, Quỹ cũng tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và phạt hành chính các cơ sở không thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá.
Trong 3 năm (2015-2017), thanh tra Bộ Y tế, công an và đoàn kiểm tra liên ngành các tỉnh đã kiểm tra và phạt vi phạm hành chính 417 triệu đồng. Đồng thời, gần 6.000 cán bộ thanh tra, công an các tỉnh thành phố được tham gia tập huấn về xử lý vi phạm hành chính trong phòng chống tác hại của thuốc lá.
D.Minh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)