Bệnh nhân là bé B.T.H,étuổinguycơhỏngmắtvìanhtraitrêuđùaxịtnướctẩyrửavàomặxem dự đoán được đưa vào Trung tâm Y tế Móng Cái (Quảng Ninh). Khám cho bệnh nhân, bác sĩ nhận thấy kết mạc, giác mạc bên phải của bé bị bỏng toàn bộ. Bệnh nhân đã được xử trí sơ cứu và chuyển lên bệnh viện tuyến trên điều trị tiếp, nguy cơ bị hỏng giác mạc của trẻ là rất lớn.
Các bác sĩ cho biết thực tế, rất nhiều trường hợp trẻ em bị ngộ độc, tai nạn thương tích như bỏng, đuối nước, ngộ độc do uống nhầm thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột, thuốc chữa bệnh, nước tẩy rửa… Nguyên nhân phần lớn đều là sự bất cẩn của người lớn khi để các đồ vật có nguy cơ gây hại ở gần tầm tay của trẻ, đựng trong chai nước ngọt… tạo sự tò mò và nhầm lẫn ở trẻ.
Để phòng tránh ngộ độc hóa chất cho trẻ, cha mẹ cần:
- Để các loại thuốc, hóa chất gia dụng ở những nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ. Với những hóa chất có độc tính cao như dung môi pha sơn, các loại thuốc diệt côn trùng… nên để ở những nơi riêng biệt, khóa cẩn thận.
- Không dùng chai đựng nước uống để đựng hóa chất, ngược lại không dùng chai đựng hóa chất trước đó để đựng nước.
- Không để bất cứ loại hóa chất nào trong khu vực trẻ em thường vui chơi qua lại.
- Không nên để trẻ tự chơi một mình, nên có người lớn hướng dẫn và theo dõi chăm sóc trong quá trình vui chơi.
- Ngăn cấm trẻ không được đến những nơi có chứa hóa chất.
- Nên ưu tiên mua những sản phẩm tẩy rửa có nguồn gốc thiên nhiên ít độc hại sẽ tốt hơn.
Liên quan đến tai nạn do chất tẩy rửa, hóa chất, tuần trước, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận người đàn ông ở Hưng Yên đến viện trong tình trạng 5 ngón tay phải nhợt nhạt, nhức nhối, đau buốt sau 15 phút tiếp xúc trực tiếp với hóa chất trong sản phẩm xịt tẩy rửa.
Nhiều trẻ bỏng nặng, hoại tử da do máy chạy bộ tại nhàThấy bố tập thể dục bằng máy chạy bộ tại nhà, bé A. (2,5 tuổi, ở Hà Nội), đưa tay nghịch rồi bất ngờ khóc thét.