- Hội thảo "Ký ức và Lịch sử" do Trung tâm Văn hóa Pháp - L’Espace và Nhà xuất bản Tri Thức tổ chức,ứcảnhnặnghơncảngàndữliệltdbd hom nay với diễn giả Alain J. Lemaître - giáo sư sử học hiện đại (Trường Đại học Haute Alsace, Mulhouse) và nhà sử học Dương Trung Quốc - Tổng thư ký Hội khoa học Lịch sử Việt Nam.
Các diễn giả đã dành một phần thời gian để nói về việc dạy và học sử trong nhà trường.
Bức ảnh "Vietnam Napalm Girl" gây chấn động trên toàn thế giới. |
Sử là môn thi bắt buộc ở Pháp
Giáo sư Alain J. Lemaître cho biết, ở Pháp, lịch sử đã góp phần xây dựng bản sắc dân tộc. Khi ông Nicolas Sarkozy lên làm tổng thống đã nhất quyết đưa lịch sử vào kỳ thi tú tài. Hiện nay dưới thời tổng thống François Hollande, về mặt chính sách vẫn quy định lịch sử là môn bắt buộc trong kỳ thi tú tài.
Hiện nay cứ 4 người Pháp có một người có gốc nước ngoài. Điều này dẫn đến một điều đương nhiên là trong SGK ngoài lịch sử nước Pháp còn có lịch sử thế giới.
Trong SGK lịch sử Pháp, lịch sử đương đại thường xuyên được bổ sung rất nhiều tài liệu. Đặc biệt có sử dụng tư liệu không chỉ của các sử gia Pháp.
Theo ông Alain J. Lemaître, việc giảng dạy môn lịch sử còn gặp thách thức khác là làm thế nào giúp cho học sinh sinh viên nhận thấy vai trò của mình trong nền văn minh toàn cầu. “Làm thế nào để giúp dạy lịch sử cho học sinh đến Pháp từ mọi nơi trên thế giới những giá trị lịch sử chung, vì chúng ta sống trong xã hội toàn cầu hoá rồi, các biên giới đã được xoá nhoà.
Dạy lịch sử là sự tiếp nối ký ức, để giúp học sinh lứa tuổi từ 15 – 18 hiểu rõ hơn những gì đã xảy ra trong bối cảnh hiện tại, không nhất thiết chỉ là điều tốt mà cả những khía cạnh khác nữa”.
Trước những dư luận trái chiều về việc lịch sử không phải là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Việt Nam, nhà sử học Dương Trung Quốc bày tỏ quan điểm: “Dạy sử học sử có điều tiếng là lỗi của người lớn chứ không phải của trẻ con. Tôi thấy rằng giữa hơn chục môn học, sự lựa chọn không có môn sử là điều dễ hiểu. Có thể đứng ở góc độ của người làm sử như tôi không tán thành điều đó, nhưng lớp trẻ hiện nay vẫn đang sống một ngày 24 giờ như cha anh, họ phải chọn học gì, làm gì, và sẽ kiếm sống như thế nào. Nếu đến một ngày nào đó, người viết sử được trả lương cao, chắc chắn sẽ có nhiều người học sử”.
Về lo ngại giới trẻ “quay lưng” với môn sử, ông Dương Trung Quốc cũng cho rằng đừng vội trách con trẻ và cả các thầy cô. “Trước đây, chúng tôi say mê môn sử là do thầy. Nhưng về đại trà các thầy khó khăn và chúng ta phải chia sẻ”.
Lịch sử do chính đời sống quyết định
Bức ảnh Tướng cảnh sát miền Nam Nguyễn Ngọc Loan bắn tù binh ngay trên đường phố Sài Gòn |
Giáo sư Alain J. Lemaître cũng chia sẻ kinh nghiệm: “Cho sinh viên xem quá nhiều hình ảnh, cung cấp quá nhiều dữ liệu, sinh viên sẽ bị quá tải, không tiếp thu hết được.
Ví dụ, với cuộc chiến Mỹ gây ra cho Việt Nam, tôi sẽ cần cho sinh viên xem 3 hình ảnh. Thứ nhất là bức ảnh Em bé napalm, thứ hai là bức ảnh tướng cảnh sát miền Nam bắn tù binh ngay trên đường phố Sài Gòn, và thứ ba là bức ảnh một khu phố bị bom tàn phá ở Hà Nội. Theo tôi, hàng nghìn bức ảnh chùa chiền, làng mạc bị phá huỷ không ấn tượng bằng những gì đã được khu biệt ở những bức ảnh dó. Ba bức ảnh kể trên đã cho thấy sự tàn ác cực độ của chiến tranh Việt Nam”.
Ông Dương Trung Quốc thì nhấn mạnh tới vai trò của nghệ thuật đối với lịch sử. “Lịch sử không chỉ là ông việc của người làm sử mà còn yếu tố tác động rất mạnh là nghệ thuật. Chính nghệ thuật góp phần tạo nên những huyền thoại trong lịch sử mà không ai có thể xoá nhoà, cho dù những huyền thoại đó có thể không có thật.
“Lịch sử đi bằng nhiều kênh khác nhau, quan trọng là người dân đón nhận như thế nào”. Ông Dương Trung Quốc nhấn mạnh, “Lịch sử do chính đời sống quyết định. Trao chuyền cho thế hệ trẻ không chỉ là việc của người làm sử, mà còn phụ thuộc vào tâm thức của người nhận”.