您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

Khai trương hệ tri thức chuyển đổi số của Việt Nam vào cuối năm 2024_kết quả roma hôm nay

Cúp C116793人已围观

简介Nhiệm vụ xây dựng Hệ tri thức về chuyển đổi số của Việt Nam đã được Viện Công nghiệp Phần mềm và nội ...

Nhiệm vụ xây dựng Hệ tri thức về chuyển đổi số của Việt Nam đã được Viện Công nghiệp Phần mềm và nội dung số Việt Nam đăng ký là nhiệm vụ lớn đến năm 2025 của đơn vị mình.

Kế hoạch của Viện về triển khai nhiệm vụ lớn này cũng đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT ký quyết định ban hành vào trung tuần tháng 8/2023.

Nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng Hệ tri thức về chuyển đổi số của Việt Nam,ươnghệtrithứcchuyểnđổisốcủaViệtNamvàocuốinăkết quả roma hôm nay Viện Công nghiệp Phần mềm và nội dung số Việt Nam cho biết, quá trình chuyển đổi số được dự báo sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ tới.

Đối với các tổ chức, trong quá trình chuyển đổi số cần có các tri thức về chuyển đổi số liên quan như: Tư tưởng, lý luận về chuyển đổi số, con đường, mô hình chuyển đổi số, phương pháp đo lường, đánh giá mức độ chuyển đổi số, bài học kinh nghiệm về chuyển đổi số, thông tin về các đơn vị tư vấn và các chuyên gia uy tín về chuyển đổi số, các giải pháp, nền tảng uy tín về chuyển đổi số...

Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số sẽ sinh ra rất nhiều kinh nghiệm quý báu về chuyển đổi cần phải tập hợp, lưu trữ lại và phổ biến rộng rãi để mọi người có thể sử dụng, tạo các giá trị gia tăng, phát huy hiệu quả cao nhất phục vụ chuyển đổi số.

Dự kiến từ tháng 12/2025, hệ tri thức chuyển đổi số của Việt Nam sẽ được tối thiểu 50% đơn vị thực hiện chuyển đổi số sử dụng. 

Mục tiêu Bộ TT&TT đặt ra đến năm 2025 là xây dựng Hệ tri thức về chuyển đổi số của Việt Nam để phục vụ hoạt động nghiên cứu, tư vấn thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam; hệ tri thức sẽ được tối thiểu 50% các đơn vị thực hiện chuyển đổi số sử dụng.

Để hiện thực hóa mục tiêu nêu trên, thời gian tới Viện Công nghiệp Phần mềm và nội dung số Việt Nam, Bộ TT&TT sẽ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai cụ thể từng nội dung của kế hoạch xây dựng Hệ tri thức về chuyển đổi số của Việt Nam.

Theo lộ trình, trong các tháng cuối năm nay, Viện Công nghiệp Phần mềm và nội dung số Việt Nam sẽ cùng các đơn vị khảo sát, thiết kế Hệ tri thức về chuyển đổi số và nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn, cách thức thu thập dữ liệu...

Việc xây dựng Hệ tri thức về chuyển đổi số sẽ tập trung trong 6 tháng đầu năm 2024 và từ tháng 6/2024 sẽ đưa vào thử nghiệm. Việc thu thập và đưa thông tin về chuyển đổi số vào Hệ tri thức về chuyển đổi số của Việt Nam sẽ được thực hiện trong cả năm 2024.

Dự kiến, Hệ tri thức về chuyển đổi số Việt Nam sẽ được khai trương vào tháng 12/2024. Sau đó, Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam sẽ cùng cơ quan, đơn vị liên quan tuyên truyền, phổ biến và tiếp tục làm giàu hệ tri thức này.

Để thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số Việt Nam, từ tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Chương trình xác định tầm nhìn đến năm 2030 “Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp”.

Theo báo cáo của Bộ TT&TT sơ kết tình hình thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia, trong 80 nhiệm vụ, giải pháp Thủ tướng chính phủ giao cho các bộ, ngành, tính đến hết năm 2022, có 8 nhiệm vụ, giải pháp đã hoàn thành, chiếm 10%; 72 nhiệm vụ, giải pháp đang thực hiện theo kế hoạch, chiếm 90%.

Bên cạnh việc điểm ra một số kết quả nổi bật đã đạt được, báo cáo sơ kết của Bộ TT&TT cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong thực tế triển khai chuyển đổi số tại các bộ, ngành, địa phương như: Thể chế, cơ chế, chính sách cần tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng, theo kịp yêu cầu thực tiễn chuyển đổi số quốc gia; chất lượng, hiệu quả trong cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao còn hạn chế, chưa thực sự thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp; dữ liệu phát triển còn rời rạc, cát cứ, chia sẻ dữ liệu từ các nền tảng, hệ thống của các cơ quan trung ương với địa phương vẫn còn khó khăn; đội ngũ nhân lực tham mưu, triển khai chuyển đổi số tại các cơ quan nhà nước rất hạn chế, thiếu chính sách thu hút, đãi ngộ...

Với quan điểm “Tổ chức triển khai chuyển đổi số quốc gia, tại từng bộ, ngành, lĩnh vực, cơ quan phải đi vào thực chất, mang lại giá trị thiết thực cho chính quyền, người dân, doanh nghiệp”, Bộ TT&TT đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương thời gian tới tập trung vào 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm gồm: Tạo lập các yếu tố nền móng để thực hiện chuyển đổi số; phát triển Chính phủ số hiệu quả để chính phủ gần dân hơn và dân cũng gần chính phủ hơn; phát triển kinh tế số hội nhập kinh tế thế giới sâu, rộng để người dân giàu có hơn; phát triển xã hội số để người dân được thụ hưởng các dịch vụ số, làm cho cuộc sống được hạnh phúc hơn.

Chuyển đổi số Việt Nam phải dựa trên nền tảng số Việt NamBộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ, chuyển đổi số Việt Nam nếu không dựa trên các nền tảng số Việt Nam thì người hưởng lợi từ công cuộc này sẽ không phải là người Việt Nam.

Tags:

相关文章



友情链接