Dự án Trung tâm thương mại – Văn phòng – Khách sạn tại số 1 Công trường Quốc tế,ủđầutưnhiềusaiphạmTPHCMquyếtthuhồidựánmđấtvàngởHồConRùdư đoan số 7 Phạm Ngọc Thạch, số 86 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6.Q3, TP.HCM do Công ty CP Thương mại Dịch vụ Quảng trường Quốc tế (Công ty Quảng Trường Quốc tế) làm chủ đầu tư. Dự án này được đầu tư xây dựng trên khu đất 8.921,6m2 tại khu vực Hồ Con Rùa. Nằm ở vị trí đắc địa của khu trung tâm TP.HCM, dự án quy mô cao 25 tầng và 2 tầng hầm này dự kiến hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng vào cuối năm 2018. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thiện pháp lý để triển khai và đối mặt với việc bị thu hồi đất. Công ty Quảng trường Quốc tế có 4 cổ đông sáng lập, gồm: Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố (Saigon Co.op), Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco), Công ty CP May Sài Gòn 3 và Công ty CP Vận tải biển Sài Gòn. Hiện nay, Công ty Công trường Quốc tế còn 3 cổ đông, gồm: Công ty TNHH Bất động sản Thiên Thanh (69,997% vốn điều lệ), Sawaco (30% vốn điều lệ) và ông Đặng Thanh Hải – Chủ tịch HĐQT công ty (0,003% vốn điều lệ). | Công ty Quảng trường Quốc tế hiện chỉ còn 3 cổ đông, trong đó Công ty TNHH Bất động sản Thiên Thanh chiếm gần 70% vốn điều lệ. |
Về nguồn gốc, khu đất 8.921,6m2 để thực hiện dự án do 3 đơn vị khác nhau quản lý, sử dụng. Trong đó, 3.093,3m2 đất của Công ty CP May Sài Gòn 3 đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). 704,4m2 của Công ty CP Vận tải biển Sài Gòn chưa được cấp GCNQSDĐ. Tài sản trên 2 phần đất này được xác định tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá. Riêng 5.123,9m2 đất và tài sản trên đất còn lại của Sawaco thuê với hình thức trả tiền hàng năm, chưa được cấp GCNQSDĐ và vẫn thuộc sở hữu Nhà nước. Năm 2009, UBND TP.HCM đã cho phép Saigon Co.op hợp tác với 3 doanh nghiệp nói trên cùng sử dụng khu đất, thành lập Công ty Quảng trường Quốc tế thuê 8.921,6m2 đất trong 50 năm để thực hiện dự án. Theo kết luận của Thanh tra TP.HCM tại dự án vào ngày 30/12/2021, Công ty Công trường Quốc tế đã bỏ ra 30,3 tỷ đồng để bồi thường, hỗ trợ tài sản trên đất cho các doanh nghiệp và người dân. Cụ thể, Công ty Vận tải biển Sài Gòn nhận 2,5 tỷ đồng, Công ty May Sài Gòn 3 nhận 6,3 tỷ đồng, Sawaco nhận 4,3 tỷ đồng và 3 hộ dân nhận 17 tỷ đồng. Tuy nhiên, tài sản vật kiến trúc trên đất của Sawaco là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước nhưng đơn vị này tự thuê đơn vị tư vấn xác định để nhận đền bù 4,3 tỷ đồng là sai quy định. Về cung cấp chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc cho dự án, Thanh tra TP.HCM cho rằng Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM tham mưu, cung cấp chỉ tiêu về hệ số sử dụng đất, tầng cao của dự án bằng nhiều văn bản thiếu nhất quán. Ngoài ra, trong khu đất dự án có công trình Thuỷ đài gần 500m2, là di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh của thành phố nhưng sở này chưa đề xuất UBND TP.HCM điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc tại dự án cho phù hợp. | Khu đất gần 9.000m2 của dự án có 3 mặt tiền đường. Trong ảnh là mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch. |
Thanh tra TP.HCM cho rằng, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM chưa thực hiện đầy đủ về việc xác định và thu tiền thuê đất của Công ty Quảng trường Quốc tế từ năm 2015 đến nay, làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu ngân sách. Riêng tiền thuê đất từ tháng 7/2009 đến tháng 4/2015 là 31,5 tỷ đồng, đến nay Công ty Công trường Quốc tế vẫn chưa thực hiện. Việc Công ty Quảng trường Quốc tế cho 9 đơn vị, cá nhân thuê mặt bằng tại khu đất triển khai dự án để thu 56 tỷ đồng khi chưa ký hợp đồng thuê đất và chưa được cấp GCNQSDĐ là vi phạm Luật Đất đai. Về góp vốn điều lệ, Công ty Quảng trường Quốc tế lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư ngày 12/5/2011 báo cáo cổ đông đã nộp đủ vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến ngày 15/12/2014, Công ty Vận tải biển Sài Gòn nộp thêm 6 tỷ đồng mới đủ 300 tỷ đồng. Sau khi UBND TP.HCM cho thuê đất, 3 cổ đông là Saigon Co.op, Công ty May Sài Gòn 3 và Công ty Vận tải biển Sài Gòn (chiếm 70% vốn điều lệ) đã chuyển nhượng cổ phần cho Công ty TNHH Bất động sản Thiên Thanh để thu lợi. Thanh tra TP.HCM cho rằng, việc 3 cổ đông nói trên thoái vốn để thu lợi là thực hiện không đúng theo chủ trương của UBND Thành phố. Liên quan đến những vi phạm của Công ty Quảng trường Quốc tế như nói trên, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi giao người đứng đầu Sở TN&MT, Sở Quy hoạch – Kiến trúc và Cục thuế Thành phố tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân thời kỳ liên quan; Giao Giám đốc Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, trình UBND Thành phố để thu hồi, huỷ bỏ các quyết định năm 2009 và năm 2015. Sau đó, tham mưu xử lý khu đất theo quy định. Trường hợp Công ty Quảng trường Quốc tế và các đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện không đầy đủ chỉ đạo của UBND TP.HCM (không bàn giao khu đất, không thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan kịp thời), dẫn đến gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước, Cục thuế TP.HCM tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND TP.HCM xử lý chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra Công an TP.HCM để làm rõ. Với tập thể, cá nhân thuộc diện Thành phố quản lý có liên quan đến những thiếu sót, sai phạm theo kết luận thanh tra nêu, Chủ tịch UBND TP.HCM giao Sở Nội vụ phối hợp với Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, xử lý. Kịch tính đấu giá ‘đất vàng’ Thủ Thiêm, chốt cao nhất 2,4 tỷ mua một m24 lô đất có tổng diện tích 30.000m2 tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM được bán đấu giá thành công trong ngày 10/12, có doanh nghiệp trả giá 2,4 tỷ đồng/m2. |