Tác phẩm Mảnh vỡ Hà Nội(tác giả PGS.TS.Nguyễn Thị Minh Thái chuyển thể từ truyện ngắnHà Nội gió mùacủa nhà văn Lê Minh Khuê,ĐậmchấtnhânvăntrongvởkịchMảnhvỡHàNộdiễn biến chính liverpool gặp nottingham forest đạo diễn NSND Triệu Trung Kiên và các diễn viên của sân khấu Lệ Ngọc) như món quà tinh thần, sự tận hiến cho mảnh đất địa linh nhân kiệt nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội.
Vở diễn kể về mối tình tay ba nhiều ngang trái. |
Vở diễn kể về câu chuyện tình tay ba đắng chát giữa hai người đàn bà gồm Hân (vợ chính), Việt (phòng nhì) và ông Cơ. Câu chuyện ấy không chỉ liên quan tới hai người phụ nữ luôn bị nỗi ám ảnh giày vò, mà còn kết nối số phận hai người con trai giống nhau như tạc của họ là Nghĩa Hiếu và Nghĩa Phong. Cuộc đời đẩy đưa, số phận bắt hai chàng trai, dù gì cũng là con một nhà, trở thành những người đối đầu trên hai chiến tuyến.
Phong, một sĩ quan ngụy, đã bắt được Hiếu - sĩ quan quân đội giải phóng, rắp tâm trả mối thù của mẹ (Việt) mà anh nhầm tưởng là do mẹ con Hân, Hiếu gây ra. Phong đã cho lính của mình móc mắt chính người anh cùng cha khác mẹ. Khi đất nước thống nhất, Phong phải vào trại cải tạo. Mâu thuẫn được đẩy lên đến mức tưởng như khó có thể gỡ nổi khi Hiếu, dù không muốn gieo thêm hận thù nhưng tội ác của Phong quá lớn…
Hận thù từ đời cha mẹ tới đời con khiến anh em huynh đệ tương tàn. |
NSND Triệu Trung Kiên dù là "dân dựng cải lương" chuyên nghiệp nhưng khi bắt tay đạo diễn vở này bằng kịch nói, nam đạo diễn cũng được đánh giá cao. Một câu chuyện trải dài đến mấy chục năm, lại có quá nhiều xung đột, không ít đạo diễn sẽ ham dàn cảnh đối đầu nảy lửa để tăng tính hấp dẫn cho vở diễn, có thể đi xa đến mức không thể "thu về" chủ đề chính. Nhưng NSND Triệu Trung Kiên lại có cách giải quyết xung đột một cách hợp lý. Chỉ có tình người, tính nhân văn cao cả trong mỗi con người mới có thể xoá đi được hận thù in sâu vào nhiều thế hệ. Với cách dàn dựng đậm chất trữ tình, lãng mạn đã giữ được thông điệp cốt yếu của tác phẩm và làm nổi bật được ý tưởng nhân văn mà tác giả kịch bản muốn truyền tải.
Nhưng rồi chỉ có tình thương, sự nhân văn và vị tha mới có thể biến hận thù thành tình yêu. |
Các nghệ sĩ như: Thanh Bình (ông Cơ), Diệu Linh (bà Hân), Hương Thủy (bà Việt), Anh Tuấn (Hiếu), Lâm Cương (Phong)... và đặc biệt là các diễn viên nhí như: Như Khôi (Hiếu hồi nhỏ), Gia Đăng (Phong hồi nhỏ) diễn xuất khá nhuần nhị, tròn vai, khiến khán giả khóc cười, xúc động cùng nhân vật. Dù là vở diễn nhiều xung đột, hận thù chất chứa nhưng lời thoại nhí nhảnh, vô tư của con trẻ dường như đã làm giảm được sự căng cứng của vở, khiến khán giả cảm nhận vở diễn một cách nhẹ nhàng hơn.
Tình Lê
Trần Lực giành giải vàng hạng mục tác phẩm và đạo diễn cho vở "Bạch đàn liễu" tại Liên hoan Sân khấu Thủ đô 2020.