Nói đến Nguyễn Chí Thành (23 tuổi,àngkỹsưkhôngbằngcấlịch đá cup c1 xã An Bình, huyện Phú Giáo), chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Thanh niên “Bình Dương nấm” bà con nông dân ở An Bình ai cũng biết và nể phục. Những người trồng nấm ở đây thường gọi anh là “kỹ sư” nông nghiệp, mặc dù anh chẳng hề có một tấm bằng cấp nào trong tay.Đem cách trồng nấm ở viện nghiên cứu về nhàXuất phát từ việc thích ăn món nấm nhưng giá bán lại cao, Nguyễn Chí Thành tự nhủ: “Tại sao mình không tự trồng nấm để ăn mà cũng cứ phải ra chợ để mua”. Anh Thành nhớ lại, cách đây hơn 3 năm khi những bước đầu đi vào tìm tòi, học hỏi cách trồng nấm. Vừa học xong phổ thông, anh dự định đi học tiếp nhưng vì nhà nghèo, khó khăn nên anh quyết định tìm kế sinh nhai ngay tại nơi mình sinh sống. Nói là Thành đến với nghề trồng nấm một cách tình cờ cũng đúng, một cách chủ ý cũng đúng bởi vì ý tưởng trồng nấm thì tình cờ, còn đi vào thực hiện thì Thành đã bỏ không biết bao nhiêu công sức lặn lội về TP.HCM để học. Anh Thành cho biết anh còn xuống tận trường Đại học Nông Lâm và Viện Nghiên cứu để học hỏi kỹ thuật trồng nấm, kỹ thuật xây dựng nhà, trại... ngoài ra anh còn tự học hỏi ở nhiều nơi khác, nhiều tài liệu khác mới có được vốn kiến thức trồng nấm.Khi bắt tay vào nghề, những sản phẩm ban đầu làm ra chỉ đủ ăn trong gia đình. Thành nâng dần công suất của trại nuôi trồng. Năng suất từ đó cũng được nâng lên, Thành tự tay mang ra chợ An Bình để bán. Những hiệu quả kinh tế ban đầu từ trồng nấm khiến Thành cũng không ngờ tới, càng làm cho anh có thêm động lực để theo đuổi nghề. Từ trang trại nhỏ lẻ trở thành hợp tác xãTừng làm cán bộ Đoàn ở xã, với ý tưởng thành lập “Trang trại (TT) thanh niên” chủ yếu để thanh niên trong xã tiếp cận, học hỏi mô hình trồng nấm, phát triển kinh tế gia đình. TT của Thành được thành lập đầu tiên trong xã ban đầu chỉ có 1 trại nấm, chủ yếu là nấm mèo và nấm bào ngư. Mỗi TT như vậy hàng tháng cũng giải quyết được từ 5 - 6 lao động với mức thu nhập khoảng 65.000 đồng/ngày. Hiệu quả thì đã thấy rõ, anh Thành quyết định mở rộng quy mô nuôi trồng nấm bằng cách xây dựng thêm nhiều nhà trại khác. Thế nhưng cái khó khăn hiện giờ chính là nguồn vốn đầu tư. Thành đi vay ở Ngân hàng Nông nghiệp nhưng chỉ được số vốn ít ỏi, không đáp ứng được nhu cầu mở rộng TT. Anh về tận TX.TDM để liên hệ với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển vay vốn nhưng dự án trồng nấm của anh không được phù hợp cho lắm đối với ngân hàng. Vậy là Thành phải áp dụng “chiến thuật” lấy ngắn để nuôi dài. Lời lãi bao nhiêu anh dốc hết vào việc mở rộng TT.Được sự hỗ trợ của các ngành trong xã và của Huyện đoàn, mô hình trồng nấm của Thành tiếp tục được nhân rộng cho những hộ dân khác với hình thức thành lập “Trang trại thanh niên”. Hơn 2 năm sau, các TT mới được thành lập cũng đã đem lại hiệu quả cao, tính riêng tiền lãi cho mỗi trại hàng năm đạt từ 70 - 75 triệu đồng. Số lao động ở địa phương cũng được giải quyết đáng kể. Từ đó, Phòng Kinh tế huyện Phú Giáo có sự hỗ trợ thành lập HTX Thanh niên “Bình Dương nấm” để bảo đảm phôi giống, đầu ra cho sản phẩm. Chàng “kỹ sư” không bằng cấp được bổ nhiệm là chủ nhiệm HTX lúc đó anh mới ở tuổi 22. Khi HTX được thành lập, các lớp tập huấn, học tập về kỹ thuật trồng nấm được mở rộng rãi và được nhiều hộ dân, thanh niên địa phương tham gia. Hàng chục lần Thành lại rong ruổi trên chiếc xe máy xuống TP.HCM quảng bá, giới thiệu sản phẩm của HTX đến với người tiêu dùng. Đến nay, sản phẩm nấm của HTX do Thành làm chủ nhiệm đã có mặt ở thị trường Hà Nội, TP.HCM, được khách hàng tin tưởng. Gặp chúng tôi, anh Thành tâm sự: “Hơn 22 thành viên của HTX cũng là 22 TT nấm, cái khó khăn chính vẫn là vốn và thủ tục vay vốn còn rườm rà nên rất khó để khuyến khích các thành viên mạnh dạn mở rộng đầu tư sản xuất”.Anh Võ Thanh Hoàng, Bí thư Huyện đoàn Phú Giáo cho biết mô hình HTX Thanh niên “Bình Dương nấm” là mô hình hoạt động hiệu quả, giúp cho nhiều thanh niên nông thôn của huyện phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng. Trong thời gian tới, Huyện đoàn Phú Giáo sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này ở các xã, thị trấn trong huyện.THÙY TRANG