Ngày 3/6,àthơNguyễnPhongViệtTôimừngvìđềthilớpkhôngtheokhuônmẫtì so bong da học sinh dự thi vào lớp 10 của tỉnh Khánh Hòa đã hoàn thành bài thi môn Ngữ văn kéo dài 120 phút.
Đề thi gồm 2 phần, trong đó phần Đọc hiểu và Nghị luận xã hội được trích dẫn từ bài thơ “Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con…”của nhà thơ Nguyễn Phong Việt đã để lại nhiều suy ngẫm.
Cụ thể, đề bài yêu cầu học sinh phải trả lời câu hỏi: “Trong cuộc sống, có những đứa con đôi khi tìm cách từ chối những ân cần của cha mẹ. Ở vị trí của một người con, theo em, điều đó đáng chê trách hay có thể cảm thông? Vì sao?”
và“… Trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện tình yêu thương của bản thân đối với gia đình”.
Nhiều học sinh, giáo viên đều đánh giá, đây là một vấn đề ý nghĩa, đả động được đến suy nghĩ của học trò. Đặc biệt trong cuộc sống ngày nay, khi sự quan tâm, yêu thương, ân cần của cha mẹ lại khiến những đứa con trở nên khó chịu, phản ứng tiêu cực,… thì đây chính là một lần “giật mình đáng có”, giúp học sinh thay đổi về cách thể hiện tình yêu thương với gia đình.
Đề thi Ngữ Văn vào lớp 10 của tỉnh Khánh Hòa
Là tác giả của bài thơ, nhà thơ Nguyễn Phong Việt cho biết, bản thân anh cảm thấy rất xúc động khi đọc đề thi này vì đây là một đề thi giàu ý nghĩa.
“Những câu hỏi trong đề đã khơi gợi được rất nhiều giá trị mà chính bản thân các bạn trẻ hôm nay đôi khi đã vô tình lãng quên, thậm chí không xem trọng nó. Đây chính là cơ hội để các bạn nhận ra mình vẫn luôn có những điểm tựa yêu thương”.
Nhà thơ Nguyễn Phong Việt
Nhà thơ Nguyễn Phong Việt cho biết, anh viết bài thơ này vào mùa hè năm 2017, nằm trong tập thơ “Sao phải đau đớn như vậy”.
“Thời điểm viết bài thơ này là khi tôi đọc nhiều tin tức tiêu cực trên báo chí về những trường hợp con cái đối xử không tốt với người thân, đặc biệt là với mẹ.
Điều đó đã làm tôi rất đau lòng. Và rồi tôi nhìn lại chính mình, có rất nhiều lần tôi vô tâm trước sự yêu thương, quan tâm mà mẹ dành cho mình. Tôi cũng đã nhiều lần từ chối những ân cần đó.
Vì vậy, tôi viết những cảm xúc ấy xuống, như một sự thức tỉnh của cá nhân. Đó là cơ hội để tôi nhìn lại những giá trị yêu thương thực sự từ cha mẹ, gia đình mà mình đang có”.
“Tôi ủng hộ những đề thi như thế này, bởi trong cuộc sống hiện đại ngày hôm nay, các bạn trẻ có rất nhiều ước mơ, khát khao riêng, không còn đồng hành với những giá trị văn hóa chúng ta có ở nhiều thế hệ trước.
Vì thế, những đề bài như thế này sẽ khơi gợi được giá trị yêu thương trong lòng mỗi con người. Và đương nhiên, mỗi người sẽ có những giá trị yêu thương khác nhau; đây sẽ là cơ hội để các bạn nói lên tiếng nói nội tâm của mình.
Những đề bài như vậy nên được ủng hộ vì không có bất cứ khuôn khổ hay công thức nào cả. Học sinh được nói theo cảm xúc cá nhân; thầy cô được chấm không phải dựa trên câu chữ mượt mà, mà chấm ở cảm xúc của từng học sinh khi kể về câu chuyện về chính gia đình của mình, người mẹ, người cha của mình. Theo tôi, đó là điều đặc biệt nhất của đề thi lần này”, nhà thơ Nguyễn Phong Việt nói.
Thúy Nga
Trong mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, có một đề thi nhận được khá nhiều sự tán thưởng. Đó là đề thi Ngữ văn vào lớp 10 chuyên Văn, Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM).
(责任编辑:Cúp C2)