您的当前位置:首页 >Nhận Định Bóng Đá >Những vụ phản bội vô tiền khoáng hậu trong hoạt động tình báo_đá banh trực tiếp 正文

Những vụ phản bội vô tiền khoáng hậu trong hoạt động tình báo_đá banh trực tiếp

时间:2025-01-16 04:13:27 来源:网络整理编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Tin thể thao 24H Những vụ phản bội vô tiền khoáng hậu trong hoạt động tình báo_đá banh trực tiếp

Gideon vì tình mà phản bội

Gideon là bí danh của một tình báo viên Liên Xô được phái sang Canada vào những năm 1950. Nhiệm vụ của anh ta là khai thác thông tin về máy bay tiêm kích Avro Arrow. Tuy nhiên,ữngvụphảnbộivôtiềnkhoánghậutronghoạtđộngtìnhbáđá banh trực tiếp Gideon lại say đắm một phụ nữ Canada có chồng là sỹ quan quân đội và đem hết chuyện của mình ra kể với cô này.

Người phụ nữ Canada đã khuyên tình nhân đến khai báo với cơ quan an ninh Canada. Tình báo Canada nhanh chóng tuyển mộ lại Gideon và biến ông ta thành điệp viên hai mang. Đây cũng là điệp viên đầu tiên và duy nhất được Canada gài cắm vào KGB. Ở vai trò này, Gideon cũng đã hoàn thành nhiệm vụ của mình – gửi tin về “Avro Arrow” cho Moscow.

Để đảm bảo an toàn, những ông chủ mới yêu cầu Gideon bí mật chuyện trăng hoa, đồng thời tìm cách chuyển chồng cô tình nhân đến Lucon, nên cô này phải từ bỏ Gideon để đi theo chồng. Sự kiện này gây một cú sốc lớn cho Gideon. Anh ta sầu não, ủ ê đến độ tuyên bố sẽ từ bỏ công việc.

{keywords}
Ảnh minh họa: Technologynetworks

Mặc dù phía Canada “phân bua” rằng họ không liên quan gì đến việc chồng cô kia bị thuyên chuyển, và nhắc Gideon rằng anh ta còn vợ và cha mẹ ở Nga, song Gideon vẫn chán nản. Một buổi tối, sau khi uống rượu say, Gideon gọi điện thoại đến một toà soạn báo ở Montreal và kể hết mọi bí mật đời mình. Tuy nhiên, tòa báo không tin vào câu chuyện.

Sau này, Morixon, một điệp viên Canada với bí danh “Mũi dài”, do thiếu tiền cho gái đã tiếp xúc với một nhà ngoại giao Liên Xô, kể hết những gì anh ta biết về Gideon để đổi lấy 4.200USD.

Tháng 10/1955 Gideon bị triệu về nước và bị kết án 25 năm tù, đày đi Siberia. Mãn hạn tù, Gideon trở về Kiev (Ukraina) làm công nhân bốc vác. Năm 1989, sau khi bức tường Berlin sụp đổ, nhờ sự giúp đỡ của các quan chức Anh ở Ukraina và sử dụng mật khẩu được trao 30 năm trước, Gideon rời Liên Xô đến sống tại Canada.

Vetrov tự nguyện hiến mình

Tháng 4/1983, Pháp tuyên bố trục xuất và cấm nhập cảnh 47 cán bộ Liên Xô, mà phần lớn trong số đó không dính dáng gì đến tình báo. Lý do là một cán bộ KGB tên là Vetrov bị phát hiện làm việc cho Pháp, đã bị toà án Liên Xô kết án tử hình.

Mọi chuyện bắt đầu từ một vụ án hình sự. Vetrov ngoại tình với một cô gái cùng đơn vị. Vào một ngày của năm 1982, hai người đi chơi ở ngoại ô Moscow. Cặp đôi đã lời qua tiếng lại, vì Vetrov không chịu ly dị vợ để hợp pháp hoá quan hệ với bạn tình. 

Trong cuộc tranh cãi, thấy người tình tỏ ý ít nhiều biết đến hoạt động ngầm của mình, Vetrov quyết định giết chết cô gái. Đúng lúc đó, một khách bộ hành đi qua nhảy vào can. Vetrov dùng dao đâm chết người can, còn cô gái bị thương nặng. Sau hôm gây án, anh ta quay lại kiểm tra xem người tình đã chết chưa thì bị nhận mặt và bị bắt.

Vì tội giết người, Vetrov bị kết án 10 năm tù giam. Tuy nhiên, cơ quan chức năng nghi ngờ thái độ thành khẩn của Vetrov có thể là để che đậy một tội lỗi nghiêm trọng hơn, nên khi ở trại giam Vetrov bị theo dõi rất kỹ. Không lâu sau, Vetrov viết thư bảo vợ báo tin cho người Pháp. Vetrov lo lắng người Pháp sẽ tìm đến anh ta và làm lộ mọi chuyện.

Cơ quan phản gián bắt được thư này, Vetrov bị “chuyển vùng” ngay lập tức. Trước chứng cứ không thể chối cãi, anh ta đã khai nhận về hoạt động làm gián điệp cho Pháp của mình. Cuối năm 1984, Vetrov bị kết án tử hình.

Điều tra cho thấy Vetrov tự nguyện hợp tác với tình báo Pháp. Điều ngạc nhiên là suốt một năm trời, người Pháp quan hệ với Vetrov rất công khai, “cởi mở”. Hai bên gặp nhau vào ngày giờ cố định, tại một điểm cố định ở Moscow, trao thông tin cho nhau bằng tay…

Nguyên Phong

Sứ mệnh khó khăn của quân đội Liên Xô ở Afghanistan

Sứ mệnh khó khăn của quân đội Liên Xô ở Afghanistan

Tháng 9/1979, nhà lãnh đạo Afghanistan Taraki bị sát hại. Quyền hành lọt vào tay Hafizullah Amin, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao.