PGS.TS Đào Xuân Cơ,Ứngdụngtrítuệnhântạotrongsànglọcchẩnđoánsớmungthưvúthứ hạng của celta de vigo Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngày 8/12, Bệnh viện cùng đối tác đã kí kết chuyển giao vận hành: "Giải pháp công nghệ tiên tiến và toàn diện cho chẩn đoán hình ảnh tuyến vú" bao gồm hệ thống PACS, RIS, và Trí tuệ nhân tạo cho phòng X-quang tuyến vú - Trung tâm Điện quang.
Theo PGS Cơ, trong bối cảnh ung thư vú tại Việt Nam ngày càng gia tăng và trẻ hóa, phương pháp này sẽ góp phần giảm tải, tăng cường chẩn đoán, sàng lọc sớm ung thư vú.
Theo thống kê mới nhất, tại Việt Nam mỗi năm ghi nhận khoảng 183.000 trường hợp mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú chiếm 25,8% bệnh ung thư ở nữ giới, với gần 22.000 trường hợp mắc mới và hơn 9.000 ca tử vong. Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết, tỷ lệ sống sót của ung thư vú sau 5 năm lên tới 90%, sau 10 năm là 84% nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu.
Các phương pháp chụp X-quang và siêu âm tuyến vú là các phương pháp được ưu tiên hàng đầu để sàng lọc ung thư vú cũng như các bệnh lý tuyến vú.
Việc ứng dụng giải pháp công nghệ tiên tiến gồm: Hệ thống Công nghệ thông tin Y tế PACS, RIS, Trí tuệ nhân tạo AI và Trạm làm việc chuyên dụng cho X-quang tuyến vú sẽ góp phần nâng cao chất lượng sàng lọc, chẩn đoán sớm ung thư vú.
Theo đó, hệ thống PACS có chức năng tiếp nhận và lưu trữ hình ảnh kỹ thuật số từ các máy chụp phim, máy siêu âm….
Hệ thống RIS có chức năng quản trị và tối ưu hóa quy trình thực hiện từ tiếp nhận bệnh nhân, chụp X - Quang, đến phân tích và làm báo cáo chẩn đoán.
Hệ thống AI sẽ tự động thu nhận hình ảnh để phân tích và đưa ra đánh giá về vị trí và mức độ nghi ngờ ác tính của tổn thương.
Trạm làm việc chuyên dụng cho X-Quang tuyến vú giúp hiển thị hình ảnh chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn y tế.
Theo các chuyên gia, bộ giải pháp công nghệ y tế này sẽ mang lại những giá trị thực tế cho bệnh nhân và đội ngũ y bác sĩ. Trước đây các thông tin bệnh nhân phải được nhập tay nhiều lần qua từng công đoạn có nguy cơ xảy ra sai sót, quản lý hình ảnh chưa được thống nhất làm mất nhiều thời gian của y bác sĩ; thì hiện nay với hệ thống PACS và RIS, thông tin bệnh nhân và hình ảnh chụp được truyền đồng bộ trong hệ thống, từ đó giảm thời gian cho nhân sự vận hành, giảm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân.
Đồng thời, việc áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI với khả năng hiển thị kết quả chỉ trong 20 giây sau khi chụp X-quang tuyến vú có thể nhanh chóng khoanh vùng những khu vực nghi ngờ có nguy cơ bất thường ngay từ ban đầu (nếu có) giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh đọc nhanh hơn, chính xác hơn, tránh bỏ sót tổn thương là điều rất cần thiết trong chẩn đoán bệnh ở giai đoạn đầu.
(责任编辑:Cúp C2)